Ba quan chức Mỹ ngày 13/7 cho biết chưa đầy một chụcಌ binh sĩ Mỹ được triển khai tại Haiti vài ngày sau vụ ám sát Tổng thống Jovenel Moise để tăng cường an ninh cho đại sứ quán tại thủ đô Port-au-Prince. Chưa rõ bao nhiêu binh sĩ trong đợt triển khai tới Haiti đã được rút về nước hoặc quân đội Mỹ có điều thêm nhân sự tới Haiti hay không.
Mỹ thường điều thêm lực lượng an ninh, bao gồm binh sĩ thủy quân lục chiến, tới các đại sứ quán trên khắp thế giới khi xảy ra khủng hoảng tại nước sở tại. Tuy nhiên, nhiều người nhận định đợt triển khai tới Port-au-Prince cho thấy mức độ không chắc chắn của tình hình tại Haiti sau vụ ám sát tổng thống.
Một nhóm tay súng ám sát Moise tại nhà riêng hôm 7/7, đẩy nền chính trị Haiti chìm sâu hơn vào khủng hoảng sau thời gian dài căng thẳng. Giới chức Haiti đề nghị Mỹ triển khai quân độꦏi tới nước này để giúp bảo vệ các cơ sở quan tr🐽ọng và hỗ trợ cảnh sát Haiti thiết lập lại an ninh.
Các quan chức Lầu Năm Góc ch💝o biết đang xem xét yêu cầu của Haiti, song chưa thấy cần thiết phải triển khai binh sĩ Mỹ tại quốc gia này. Khi được hỏi liệu phương án điều quân đội Mỹ tới đảm bꦰảo an ninh tại Haiti có bị loại bỏ hay chưa, thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki trả lời "không" và cho biết điều này "đang được đánh giá".
Trong thư gửi từ văn phòng Thủ tướng lâm Haiti Clau✨de Joseph tới Văn phòng Liên Hợp Quốc tại Haiti ngày 7/7, giới chức Haiti cũng yêu cầu Liên Hợp Quốc gửi quân để "hỗ trợ những nỗ lực của cảnh sát quốc gia nhằm thiết lập lại an ninh và trật tự công cộng trên toàn lãnh thổ☂". Một bức thư tương tự được gửi cho đại sứ quán Mỹ cùng ngày.
Mỹ từng đưa quân chiếm đóng Haiti năm 1915 và sau đó tiếp tục triển khai quân tới nước này để "duy trì dân chủ" vào năm 1994. Tuy nhiên, các chiến dịch quân sự của Mỹ khôngღ thể giúp Haiti xây dựng nền dân chủ như kỳ vọng và quốc gia này vẫn là nước nghèo nhất ở Tây Bán cầu, chìm đắm triền miên trong xung đột chính trị, bạo lực băng đảng và thiên tai.
Nguyễn Tiến (Theo Reuters)