Quyết định ủng hộ miễn trừ bản quyền vaccine mà chính phủ Mỹ thông báo ngày 5/5 đã nhận được sự hoan nghênh từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Các chuyên gia y tế cộng đồng xem đây là bước tiến đáng kể đến bình đẳng vaccine toàn cầu, giữa bối cảnh nhiều nước nghèo khó tiếp cận vaccine Covid-19 và Nam Á đang bùng phát dịch nghiêm trọng. Ấn Độ chiếm ꦗđến 46% ca nhiễm mới trên toàn thế giới trong một tuần qua. Đã có nhiều dấu hiệu cho thấy dịch💦 đang lan sang Nepal, Sri Lanka và những nước láng giềng.
Chỉ một ngày sau, chính phủ Thủ tướng Angela Merkel lên tiếng phản đối quyết liệt. Người phát 𓃲ngôn chính phủ Đức n💧hấn mạnh: "Đề xuất dỡ bỏ lệnh bảo vệ bản quyền vaccine Covid-19 của Mỹ có tác động đáng kể lên toàn lĩnh vực sản xuất vaccine".
"Những yếu tố giới hạn sản xuất vaccine là năng lực sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng cao, chứ không phải câu chuyện bản quyền. Việc bảo vệ tài sản trí🦹 tuệ là nguồn lực cho sáng tạo và phải được duy trì 🦋trong tương lai", người này nhấn mạnh.
Đây là rạn nứt đáng kể đầu tiên trong quan hệ song phương Mỹ - Đứ🃏c kể từ khi Joe Biden nhậm chức. Berlin cho rằng việc miễn trừ bản quyền không tăng sản lượng vaccine, thậm chí ngăn cản động🎉 lực nghiên cứu của khu vực kinh tế tư nhân.
Bên cạnh đó, bất đồng có khả năng gây bế tắc tranh luận ở Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và làm xấu đi quan hệ trong nhóm G7. Mọi quyết định miễn trừ bản quyền của WTO phải được mọi nước thành viênꩲ đồng thuận. Phản đối từ Đức là chướng ngại vật rất lớn đối với việc tạm ngưng bảo vệ quyền sở sữu🅰 trí tuệ đối với vaccine.
Trước áp lực, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết miễn trừ bản quyền chỉ là một trong nhiều biện pháp mà Washington đang cân nhắc nhằm khống chế đại dịch toàn cầu. Điều quan trọng nhất vào thời điểm này là tăng tốc ứng phó đại dịch, "nếu cả thế giới không làm nhiều hơn và giải quyết dứt điểm, đến năm 2024 cũng khó hoàn thành tꦜiêm ngừa cho cả thế giới", theo phát biểu của Ngoại trưởng Blinken trong chuyến thăm Ukraine.
Chelsea Clinton, con gái cựu Ngoại trưởng Mỹ Hill🌞ary Clinton và hiện là phó giáo sư thỉnh giảng tại Trường Y tế công Mailman thuộc Đại học Columbia, kêu gọi Biden sử dụng sức ảnh hưởng của Mỹ giúp tiêm ngừa Covid-19 cho cả thế giới. "Tổng thống Joe Biden phải ra tay giúp đỡ bằng cách tháo dỡ những rào cản bản quyền và phổ biến công nghệ vaccine dễ tiếp cận hơn đối với cá🌳c nước khác", bà nhận định.
Tiêm vaccine cho càng nhiều người càng tốt chính là hướng đi đảm bảo nhất để thoát khỏi đại dịch.ဣ Hơn 30% dân số Mỹ đã được tiêm phòng đủ liều. Con số này t🎃ại Ấn Độ mới đạt 2%.
Dù Washington đã quyết định giải phóng dự trữ 60 triệu liều vaccine AstraZeneca, con số này vẫn không đủ để Ấn Độ phá vòng vây dịch bệnh và càng như muối bỏ biển trước nhu cầu của toàn thế giới. Lượng vaccine này cũng không đủ đảm bảo ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tương tự xảy ra ở quốc gia khác với ít nguồn lực hơn. Nếu Mỹ cam kết sau này chuyển thêm vaccine cho các nước trên thế giới, nghĩa cử ấy cũng không giải quyết được bản chất vấn đề: Chính phủ Mỹ không bao giờ có đủ vaccine nằm trong quyền quản lý để đi quyên góp khắp nơi và giải quyết dứt điểm cuộc khủng hoảng toàn cầu.
"Chúng ta cần tiêm chủng hàng tỷ người càng nhanh càng tốt. Để làm được điều này, chúng ta cần sản xuất nhiều vaccine hơn không chỉ ở Ấn Độ, mà còn ở Bangladesh, Indonesia, Nam Phi, Ghana, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, Argentina, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Trung Quốc, Nga và bất kỳ nơi nào đủ năng lực. Ông Biden có thể giúp điều này diễn ra bằng cách yêu cầu những công ty dược tại Mỹ chia sẻ🤪 công thức vaccine", Chelsea Clinton cùng Achal Prabhala, điều phối viên dự án thúc đẩy quyền ti💛ếp cận dược phẩm AccessIBSA, chia sẻ.
Đề xuất tạm hoãn quyền tài sản trí tuệ đã được Nam Phi và Ấn Độ đề xuất ở WTO. Ý tưởng này đã xuất hiện trong các thảo luận của tổ chức từ tháng 10/2020 với sự hoan nghênh từ rất nhiều quốc gia đang phát triển, nhưng đến 🥂nay vẫn chưa được thông qua vì phản đối từ Mỹ, Canada, Australia, Anh và Liên minh châu Âu (EU). Bên cạnh đó, chính phủ Biden cũng có quyền tác động lên Johnson & Johnson và Moderna chia sẻ công nghệ vaccine vì cả hai hãng đã nhận đầu tư liên bang để phát triển vaccine Covid-19.
Trong khi đó, các hãng dược phương Tây bày tỏ phẫn nộ trước tín hiệu từ Washington. Một số nước cũng thể hiện sự không hài lòng với cách Tổng thống Joe Biden ra quyết định. Họ lo ngại Mỹ tìm cách chiều lòn෴g đám đông bằng giải pháp bị đơn giản hóa quá mức, trong♓ khi vấn đề đại dịch mang tính lâu dài.
Bên kia bờ Đại Tâꦿy Dương, EU cũng dậy sóng. Khác với nhà lãnh đạo Đức, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bất ngờ thay đổi lập trường bảo vệ doanh nghiệp và tuyên bố "hoàn toàn ủng hộ" ý tưởng mới.
Trước những tranh cãi, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen tuyên bố EU sẵn sàng thảo luận cởi mở. Bà lưu ý chương trình tiêm ngừa Covid-19 tại châu Âu đã tăng tốc trong thời gian qua. Trung bình mỗi giây lại có 30 người châu Âu được tiêm vaccine và cả khối đang xuất khẩu hơn 200 triệu liều. EU do đó sẵn sàng "thảo luận mọi đề xuất giải quyết🔯 cuộc khủng hoảng một cách hiệu quả và thực tế", gồm cả ý tưởnꦫg tạm thời miễn bản quyền vaccine Covid-19.
Cựu thủ tướng New Zealand Helen Clark💎, hiện là chủ tịch hội đồng đánh giá ứng phó đại dịch của WHO, tiếp tục kêu gọi Anh, Thụy Sĩ và những thành viên EU tiếp bước Mỹ. Bà đánh giá quyết định vừa qua từ chính phủ Biden là nhân tố thay đổi hoàn toàn cục diện cuộc chiến với Covid-19. Quan chức WHO nhấn mạnh những công ty dược từng hưởng hàng tỷ USD tiền thuế phải có trách nhiệm chia sẻ tri thức và gi꧟úp mở rộng quy mô sản xuất vaccine trên toàn cầu.
Trung Nhân (Theo Guardian/Atlantic)