"Không quân Mỹ đạt thêm bước tiến hướng tới biên chế vũ khí siêu vượt âm với đợt bay kiểm tra cuối cùng của tên lửa AGM-183A gắn dưới cánh oanh tạc cơ B-52 ở bờ biển phía nam California hôm 8/8. Dữ liệu định vị và ൩tham số bay của thiết bị mô phỏng AGM-183A IMV-2 đã được truyền thành công về trạm theo dõi ở thao trường Point Mugu", không quân Mỹ cho biết trong thông cáo hôm 9/8.
Lầu Năm Góc cho biết cuộc thử nghiệm đã xác nhận khả năng tích hợp tên lửa AGM-183A lên nền tảng phóng B-52, cũng như giúp xây dựng quy trình vận hành cho đợt bắn 🌄thử đầu tiên vào cuối năm nay.
Hình ảnh được không quân Mỹ công bố cho thấy chiếc B-52 số hiệu 60-0050 mang hai mô hình tên lửa AGM-183A dưới cánh, trong đó quả đạn màu xám 🌳dường như được áp dụng nhiều cải tiến so với nguyên mẫu màu trắng từng xuất hiện trước đó. Các mô hình chỉ được lắp thiết bị định vị và thu phát tín hiệu, không mang đầu đạn và động cơ.
AGM-183A, còn có tên gọi khác là "Vũ khí Phản ứng nhanh phóng từ máy bay" (ARRW), là một trong những chương trình tên lửa siêu vượt âm đang đượ🐭c ▨phát triển cho không quân Mỹ, nhằm thu hẹp khoảng cách trong lĩnh vực này với các đối thủ như Nga và Trung Quốc.
Quả đạn AGM-183A được thả tự do từ máy bay như bom thông thường, sau đó kích hoạt động cơ tên lửa để giúp 𒉰đầu đạn đạt tốc độ và độ cao phù hợp. Vỏ bảo vệ sau đó sẽ bung ra và đầu đạn lướt tới mục tiêu với tốc độ trên 6.000 km/h. Mỗi chiếc B-52 có thể mang tối đa 4 quả AGM-183A.
Ngoài dự án AGM-183A, Mỹ cũng đang tiến hành các đợt bay kiểm tra với nguyên mẫu thử nghiệm Vũ khí siêu vượt âm sử dụng động cơ hút khí tự nhiên (HAWC). Đây là chương trình phối hợp giữa Cơ quan Nghiên cứu Các dự án Quốc phòng Tiên tiến (DARPA) thuộc Lầu Năm Góc và không quân Mỹ nhằm phát triển những công nghệ then ch🥂ốt cho tên lửa hành trình siêu vượt âm phóng từ máy bay, có mức độ bảo mật cao hơn nhiều so với AGM-183A.
Tuy nhiên, một nguyên mẫu HAWC đã bị phá hủy hoàn toàn khi bị chiếc B-52 đánh rơi trong đợt thử nghiệm hồi♉ tháng 6.
Vũ Anh (Theo Drive)