Thời gian qua, chính quyền Trung Quốc chủ động trong việc điều chỉnh các hoạt động sử dụng AI, đặc biệt là kiểm soát công chúng tạo ra nội dung của riêng họ bằng trí tuệ nhân tạo. Một số công ty còn đi xa hơn khi tự đưa ra quy tắc riêng. Chẳng hạn Douyin - phiên bản cho thị trường Trung Quốc của TikTok - yêu cầu nội dung do AI tạo phải được gắn nhãn và bất kỳ ai đăng bài trên nền tảng này phải x🥃ác thực danh tính.
Trong khi đó, Mỹ và các nước phương Tây vẫn loay hoay tìm cách quản lý các mối đe dọa tiềm ẩn của AI đối với quyền riêng tư, việc làm, sở hữu trí tuꦓệ.
Các công ty Trung Quốc đã đầu tư vào AI hơn một thập kỷ qua, đặc biệt là 𒁏công nghệ giám sát. Hệ thống camera AI của nước này phủ rộng, từ giám sát đường phố đến sử dụng nhận dạ🍸ng khuôn mặt để theo dõi việc dùng giấy trong nhà vệ sinh công cộng.
Theo Washington Post, thay vì cung cấp mô hình AI cho phép mọi người tạo nội dung như chatbot hay trình tạo ảnh dựa trên văn bản, doanh nghiệp Trung Quốc chủ yếu tập trung vào công nghệ có mục đích thương mại rõ ràng, như hệ thống giám sát. Do đó, các mô hình AI tạo sinh không được t💧riển khai từ đầu mà phải d♎ựa vào bên ngoài.
"Đa số công ty Trung Quốc có ít vốn và thời gian hơn trong việc đầu tư vào phát tไriển AI nền tảng. Vì vậy, họ thường phải đi theo quỹ đạo mà các doanh nghiệp Mỹ mở ra𝓡", phó giáo sư Jeff Ding của Đại học George Washington nhận xét.
Trong một nghiên cứu mới được thực hiện, ông Ding nhận thấy hầu hết mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) được phát triển ở Trung Quốc đều chậm gần hai năm so với Mỹ. "Khoảng cách này khó thu hẹp kể cả khi Mỹ đưa ra điều chỉnh và kiểm soát", Ding nói. "Điều đó khiến việc thu hút nhân tài đẳng cấp thế giới về Trung Qꦉuốc cực kỳ khó khăn".
Bên cạnh đó, rào cản trong việc tiếp cận công nghệ và chip tiên ti🧔ến để chạy mô hình LLM cũng khiến khó khăn tăng lên nhiều lần. Những năm gần đây, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đặt ra hàng loạt quy định, khiến công ty Trung Quốc ngày càng khó tiếp ꩲcận công nghệ Mỹ. Họ buộc phải tìm mọi cách để có chip, kể cả mua trên thị trường chợ đen với giá gấp đôi, gấp ba.
Bất chấp trở ngại, AI Trung Quốc vẫn đạt một số tiến bộ, như nhận dạng khuôn mặt hay dáng đi. Ví dụ, Huawei đã triển khai các hệ thống thông minh tại nhiều thành phố lớn ở Trung Quốc, đồng thời nhận hợp ൩đồng tương tự ở Serbia hay Kenya.
Trong khi các công ty công nghệ Trung Quốc đầu tư phát triển AI về giám sát và chịu sự 𝔍kiểm soát, doanh nghiệp Mỹ lại hướng đến mô hình như chatbot - công nghệ được thiết kế để giải trí và công việc, cũng như đưa 🍸các công cụ sáng tạo đến tay công chúng.
Thực tế, doanh nghiệp về 𓃲AI tại Trung Quốc không được tiếp cận công nghệ mới nhất, trong khi phải đảm bảo nội dung do AI tạo ra tuân thủ chế độ kiểm duyệt nghiêm ngặt. "Bạn có thể nói nhiều điều khi nhắc đến các nhà phát triển AI Trung Quốc. Nhưng có một điều k▨hông thể, là họ không được tự ý xây dựng bất cứ thứ gì họ muốn", bà Helen Toner, Giám đốc chiến lược của Trung tâm An ninh và Công nghệ mới nổi thuộc Đại học Georgetown, nói.
Tuy vậy, phía Mỹ có thể học hỏi cách kiểm soát AI của Trung Quốc. Theo chuyên gia Johanna Costigan tại Viện Chính sách Xã hội châu Á, Washing♛ton sẽ khó làm theo cách mạnh tay mà Bắc Kinh đang triển khai, nhưng có thể gắn nhãn nội dung do AI tạo ra cũng như cảnh báo cho chính phủ nếu AI phát triển những tính năng nguy hiểm.
"Có thể kết hợp quy định và đổi mới hay k♈hông vẫn là câu hỏi khó. Điều đó cho thấy cách thể hiện của chính phủ trong việc bảo vệ người dùng trước AI. Còn bây giờ, mọi người vẫn sử dụng công nghệ mới dù chư🔯a có các điều luật kiểm soát", Costigan cho hay.
Bảo Lâm (theo Washington Post)