Lệnh trừng phạt được Mỹ đưa ra ngày 17/3 với 7 quan chức Chính phủ và nhà lập pháp cao cấp sau khi Nga kiểm soát Crimea. Trong số đó có cả Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin, một số thành viên cao cấp Duma (Hạ viện Nga) và cố vấn của Tổng thống Putin. Hơn10 ngày trước, đích thân Tổng thống Obama đã ký sắc lệnh tương tự nhưng không nêu rõ tên người 💞bị trừng phạt.
Nội dung của lệnh trừng phạt khá đơn giản, toàn bộ bất động sản, tài sản và những lợi ích tại Mỹ của các quan chức nêu trên đều bị phong tỏa. Điều này có nghĩa họ không thể chuyển giao, chi trả, xuất khẩu, rút ra hoặc có bất kỳ giao dịch nào với khối tài sản trên. Bên cạnh đó, những người trong danh sách sẽ bị cấm ra vào Mỹ do có thể gây nguy hiểm cho nước này. Các hoạt động đóng góp, hiến tặng có꧟ liên quan đến những người trong danh sách cũng không được phép.
Để đưa ra cơ sở pháp lý cho quyết định của ൩mình, 🐈ngay trong sắc lệnh, Tổng thống Obama đã viện dẫn 4 đạo luật trong hệ thống pháp lý Mỹ, bao gồm Luật Tình trạng khẩn cấp quốc tế đối với kinh tế (IEEPA), Luật Tình trạng khẩn cấp quốc gia (NEA), Luật Nhập cư và Quốc tịch và Luật Liên bang Mỹ.
Các văn bản này cho thấy ông Obama, với tư cách là Tổng thống Mỹ, có quyền trừng phạt đối với các cá nhân, tổ chức có hành động đe dọa an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại. Các động thái của quan chức Nga được Mỹ coi là đe dọa hòa bình, an ninh, ổn định…🎃 tại Ukraine.
Quyết định này đang🌱 gây ra nhiều nghi ngại đối với người nước ngoài, rồi đến một ngày tài sản của họ tại Mỹ có thể bị phong tỏa, thậm chí tịch thu sau quyết định của 🅰giới chức Mỹ.
Sắc lệnh được gửi tới các cơ quan thuộc Chính 𝔉phủ Mỹ, ngân hàng và các tổ chức tài chính... nhưng chịu trách nhiệm chính là Văn phòng Kiểm soát các tài sản ngoại quốc (OFAC). Là một cơ quan thuộc Bộ Tài chính Mỹ nhưng hoạt động chủ yếu của OFAC lại là thực hiện các ♉nhiệm vụ khẩn cấp từ Tổng thống, liên quan đến việc kiểm soát giao dịch và đóng băng tài sản liên quan đến các cá nhân, tổ chức do chính quyền nước này chỉ định.
OFAC được xem là cơ quan chủ chốt thực hiện các chính sách trừng phạt kinh tế củ🍌a Mỹ - một công cụ quan trọng trong chính sách ngoại giao của nước này và được duy trì suốt nhiều thế kỷ qua. Đây được xem là chính sách hiệu quả và đỡ tốn kém hơn nhiều so với các chính sách can thiệp bằng vũ lực hay chính trị.
Trong thông cáo được phát đi ng♊ay sau sắc lệnh của Tổng thống, Bộ trưởng Tài chính Mỹ - Jacob Lew nhân định đây là một quyết định hết sức nghiêm túc. Theo đó, nước này buộc Nga phải trả giá trước các sắc lệnh đầy khiêu khích quanh vấn đề Ukraine. Mỹ cũng sẵn sàng áp đặt các lệnh trừng phạt chính trị và kinh tế mạnh mẽ hơn nữa. Dù vậy, ông Jacob Lew cho rằng căng thẳng có thể dịu bớt nếu Nga lựa chọn những động thái thiện chí hơn với vấn đề này.
Nhật Minh - Hà Thu