"Philippines gần đây đã có bước đi táo bạo trong việc bảo vệ chủ quyền, bằng cách loại bỏ dây phao do tàu hải cảnh Trung Quốc thả gần bãi cạn Scarborough trên Biển Đông", Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về Nam và Đông Nam Á Lindsey Ford cho biết trong phiên điều trần trước tiểu ban về Ấn Độ - Thái Bình Dương, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện🐠 Mỹ, ngày 28/9.
Bà Ford 🔯còn tái khẳng định cam kết an ninh của Washington với Manila, cho biết cam kết áp dụng trong cả trường hợp lực lượng vũ trang Philippines, bao gồm Cảnh sát biển Philippines, bị tấn công trên Biển Đông.
"Chúng tôi tuân th🥃ủ hoàn toàn𝕴 những cam kết đó", bà Ford nói.
Bà Ford bình luận sau khi Cảnh sát biển Philippines ngày 25/9 thông báo đã triển khai "hoạt động đặc biệt" để cắt dây phao ngăn ngư dân do hải cảnh Trung Quốc triể🌃n khai gần bãi cạn Scarborough. Manila gọ🤪i việc Bắc Kinh thả dây phao là vi phạm luật quốc tế, gây nguy hiểm cho hoạt động hàng hải.
Bãi cạn Scarborough là rạn san hô vòng gồm nhiều đá ngầm và đá nổi nằm cách đảo chính Luzon của Philippines khoảng 230 km và cách bờ biển đông nam Trung Quốc khoảng 1.000 km. Hai bên đều tuyên bố chủ quyền, với Manila gọi Scarborough là Bajo de Masinloc, Bắc Kinh đặt tên bãi cạn là Hoàng✃ Nham.
Trung Quốc cuối ngày 27/9 bác bỏ thông tin từ phía Philippines,💯 cho rằng lực lượng hải cảnh nước này "tạm thời triển khai dây phao 🍒để ngăn chặn tàu Philippines tiến vào bãi cạn, sau đó chủ động thu hồi và tiếp tục kiểm soát bình thường khu vực".
Trung Quốc đẩy lực lượng Philippines ra khỏi 😼Scarborough và kiểm soát bãi cạn này từ năm 2012. Trung Quốc sau đó thường xuyên triển khai tàu hải cảnh tuần tra xung quanh bãi cạn Scarborough, cũng như xua đuổi ngư dân Philippineꦑs ra khỏi khu vực.
Trung Quốc cho phép tàu ngư dân P📖hilippines quay lại đánh bắt tại bãi cạn Scarborough khi quan hệ hai nước được cải thiện rõ rệt dưới thời tổng thống Rodrigo Duterte. Tuy nhiên, căng thẳng leo thang sau khi Tổng thống Marcos Jr. nhậm chức năm ngoái và đưa ra các tuyên bố cứng rắn với Bắc Kinh.
Như Tâm (Theo Reuters)