"Dựa trên thông tin tình báo sẵn có, tôi yên tâm với năng lực phòng thủ hiện tại của Mỹ. Tuy nhiên, tôi tin rằng Triều Tiên sẽ đủ sức vượt qua năng lực tác chiến của lực lượng dưới quyền", tướng Glen VanHerck, chỉ huy Bộ tư lệnh Phương Bắc quân đội Mỹ, nói trong cuộc điều trần trước 🅰Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ hôm qua.
Tướng VanHerck cho rằng Mỹ cần triển khai ít nhất 20 tên lửa trong hệ t🥂hống Đạn đánh chặn Thế hệ Tiếp theo (NGI) trước năm 2028 để đối phó chương trình vũ khí ngày càng phát triển của Triều Tiên, được thể hiện qua vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-17 hôm 24/3.
Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu của Hệ thống phòng thủ giai đoạn🍬 giữa trên mặt đất (GMD) cho đến khi NGI được đưa vào biên chế. Mỹ đang triển khai 44 quả đạn trực chiến trong hệ thống GMD tại căn cứ Greely ở bang Alaska và Vanderberg tại California.
"Tốc độ phát triển và năng lực vũ khí của Triều Tiên kဣhiến việc cấp ngân sách cho chương trình tăng hạn lá chắn tên lửa đạn đạo rất quan trọng", tướng VanHerck nói, chỉ ra rằng chương trình tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và ICBM là dấu hiệu cho thấy lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đang tích cực đầu tư cho các hệ thống vũ khí hiện đại.
Cuộc điều trần của tướng VanHerck diễn ra chỉ một ngày sau khi Triều Tiên phóng Hwasong-17, mẫu ICBM đầu tiên nước này khai hỏa kể từ năm 2017. Tên lửa này đạt độ cao hơn 6.200 km và di chuyển quãng đường gần 1.100 km trước khi rơi xuống biển Nhật Bản. Giới chuyên gia nhận định nếu được phóng theo quỹ đạo tiêu chuẩn, Hwason🌳g-17 có thể đạ🧜t tầm bắn 13.000 km, đủ sức bao trùm mọi mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ.
Ankit 🔯Panda, chuyên gia về chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân Triều Tiên thuộc Viện Nghiên cứ꧋u Hòa bình Carnegie Endowment tại Mỹ, nhận định kích thước và cách bố trí động cơ cho thấy tên lửa Hwasong-17 có thể tạo ra lực đẩy tới 160 tấn, mang được nhiều đầu đạn hạt nhân.
Tên lửa này♓ cũng ứng dụng thiết kế hệ thống mang nhiều phương tiện hồi quyển tấn công độc lập (MIRV), cùng hàng loạt mồi bẫy để tăng sức xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương.
Thiết kế MIRV được cho là có thể đe dọa hệ thống🍃 phòng thủ tên lửa Mỹ, nhất là khi lá chắn GMD vẫn tồn tại điểm yếu 🍬chí tử, chưa thể hiện được độ chính xác và tin cậy cần thiết trong các cuộc thử nghiệm.
Trong tổng ꦰcộng 17 lần thử nghiệm đánh chặn từ năm 1996 đến 2017, GMD chỉ có 9 lần thành công, tương đương tỷ lệ 53%. Cơ quan Kiểm toán Chính phủ Mỹ (GAO) h🍒ồi năm 2017 còn khẳng định các vụ thử nghiệm đánh chặn tên lửa của Mỹ sẽ không thể tiến hành khi trời mưa, cho thấy lá chắn này chưa thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.
Để đảm bảo diệt mục tiêu, quân đội Mỹ buộc phải phóng ít nhất 4 quả đạn để chặn một đầu đạn đối phương. Do đó, với 44 đạn đánh chặn, lá chắn tên lửa Mỹ hiện nay chỉ có thể ngăn được tối đa 11 đầu đạn lao xuốngಌ cùng lúc.
Giới chuyên gia cảnh báo Hwasong-17 có khả năng mang 3-4෴ đầu đạn, hoặc kết hợp giữa đầu đạn thật và mồi bẫy, nên khi Triều Tiên khai hỏa vài quả ICBM này cùng lúc, hệ thống phòng thủ của Mỹ có khả năng bị quá tải.
Vũ Anh (Theo USNI)