"Hơn mọi khu vực khác, những diễn biến ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương sẽ định hình hướng đi của thế giới trong thế kỷ 21", Ngoại trưởng Mỹ An🎉tony Blinken nhấn mạnh trong thông điệp chiến lược khu vực ngày 14/12, khi có mặt tại Indonesia, chặng đầu tiên tron🐓g chuyến công du Đông Nam Á của ông.
Chuyến công du của Blinken được Bộ Ngoại giao Mỹ truyền thông mạnh mẽ, thông báo từ vài ngày trước về phát biểu của ông kèm hướng dẫn theo dõi trực tuyến. Tuy🐓 nhiên, chỉ một ngày sau, Bộ Ngoại giao Mỹ bất ngờ thông báo cắt ngắn chuyến công du, khi Blinken vừa đến Malaysia, do phát hiện ca nhiễm biến chủng Omicron trong đoàn tháp tùng.
Giới quan sát cho rằng sự trùng hợp này vô tình tượng trưng cho♌ nỗ lực tiếp cận khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ: đầy kỳ vọng nhưng chưa trọn vẹn.
Kể từ khi Tổng thống Joe Biden lên nắm quyền, Mỹ đã tăng cường tiếp cận các đồng minh, đối tác ở Đông Nam Á trong năm qua. Nhiều quan chức cấp cao đến thăm khu vực gồm Phó tổng thống♏ Kamala Harris, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin, Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman và Trợ lý Ngoại trưởng về Đông Á Daniel Kritenbrink.
Giữa năm nay, Ngoại trưởng Mỹ họp trực tuyến với những người đồng cấp ASEAN, và cả Blinken cùng Bộ trưởng Austin từng tiếp một số quan chức Đông Nam Á ở Wa💮shington.
Ch꧑uyến công du hồi đầu tuần là chuyến thăm Đông Nam Á đầu tiên của Blinken với tư cách nhà ngoại giao cấp cao nhất chính phủ Mỹ, gần một năm từ khi ông được bổ nhiệm. Ông đến khu vực giữa giai đoạn chính quyền Biden đang đối mặt hàng loạt thách thức đối ngoại cấp bách, từ điểm nóng biên giới Nga - Ukraine tăng nhiệt, nỗ lực nối lại đàm phán hạt nhân Iran bế tắc, còn đối thoại với Triều Tiên gần như đóng băng hoàn toàn.
Một Trung Quốc ngày càng hành xử quyết liệt trên trường quốc tế được Tổng thống Biden coi là thách thức lớn nhất của Mỹ trong giai đoạn hiện nay. Giới quan sát nhận định chuyến công tác của Blinken ở Đông Nam Á là một phần trong nỗ lực ứng phó thách thức đó. Ngꦯoại trưởng Mỹ cũng từng tuyên bố Trung Quốc là "phép thử địa chính trị lớn nhất thế kỷ 21" với đất nước.
Trong phát biểu ngày 14/12 ở Jakarta, Blinken cam kết củng cố quan hệ giữa Mỹ với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương bằng h𒀰àng tỷ USD đầu tư và viện trợ, nhằm đối trọng ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực.
Ông cũng công bố một loạt thỏa thuận về hợp tác hà꧃ng hải, môi trường, giáo dục và trao đổi dân sự, với thông đi🧜ệp chính rằng Mỹ có thể trở thành đối tác tốt hơn với khu vực.
Ông lấy dẫn chứng rằng Mỹ đã viện trợ hơn 300 triệu liều vaccine cho khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, chiếm 1/3 số vaccine nước này cung cấp cho toàn thế giới🍸, và sẽ tiếp tục đầu tư hàng tỷ USD cho hệ thống y tế khu ♈vực. Blinken nhấn mạnh số vaccine này được cung cấp mà "không kèm điều kiện ràng buộc nào" về kinh tế hay chính trị.
Ngoại trưởng Mỹ nhắc lại tôn chỉ Washington "không muốn xung đột ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương", song rất quan ngại trước "những hành động quyết liệt" của Bắc Kinh thời gian qua trên Biển Đông. Đánh giá dòng chảy thương mại quốcꦰ tế hơn 3.000 tỷ USD đi qua khu vực đang bị đe dọa, Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh quyế🐭t tâm cùng các đối tác khu vực đảm bảo tự do hàng hải và thay đổi cách hành xử của Trung Quốc.
Thông điệp của Blin🎀ken được hoan nghênh nồng nhiệt tại Indonesia. Tom Lebong, cựu bộ trưởng thương mại Indonesia giai đoạn 2015-2016, cho rằng những điều Blinken trình bày đã "nhắm trúng" mong mỏi của giới hoạch định chính sách trong khu vực, đó là đưa ra giải pháp cụ thể và thực tế, thay vì những thông điệp "đao to búa lớn" suốt hai thập niên qua.
"Tôi cho rằng chính quyền Biden lần này đang thành công ở Đông Nam Á. Họ đang giành lại chỗ đứng và bù đắp khoảng thời gian đã mất", Lebong c💞hia sẻ.
Tuy nhiên, vẫn có những chuyên gia bày tỏ lo ngại Mỹ đã chậm chân ở khu vực và chiến 🍸lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dꦿương của Washington chưa trọn vẹn.
Từ khi Biden nhậm chức, ông vẫn chưa điện đà🦄m với bất kỳ lãnh đạo nào ở Đông Nam Á, dù đã trực tiếp gặp lãnh đạo Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và Ấn Độ. Lời hứa tổ chức Thượng đỉnh Mỹ - ASEAN tại Nhà Trắng𓄧 vẫn đang bấp bênh, giữa lúc nỗi lo biến chủng Omicron cản trở công tác tổ chức hội nghị.
Bài phát biểu ngꦉày 14/12 của Blinken đượcಞ đánh giá là đã gửi tín hiệu tích cực về nỗ lực tiếp cận khu vực, nhưng chưa đề ra một chiến lược toàn diện mới của Mỹ cho Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
"Washington dường như không đang cạn ý tưởng thực tế để đối phó ảnh hưởng của Trung Quốc, trong đó có sức hútಌ kinh tế mạnh mẽ của Bắc Kinh với châu Á", Derek Grossman, nhà phân tích cấp cao về quốc phòng cho hãng tư vấn chính sách RAND Corp, nhận định.
Ngoại trưởng Mỹ vẫn lặp lại những tiêu chí căn bản mà giới chức Mỹ thường đề cập mỗi khi nói về khu vực: củng cố đồng minh, tăng cường đối tác, đảm bảo môi trường tự do và rộng mở, bảo vệ t𓄧rật tự dựa trên luật lệ quốc tế và đầu tư chജất lượng cao không ràng buộc.
Những thông điệp này đã được công bố trong Hướng dẫn Chiến lược An ninh Quốc gia Tạm thời do chính quyền💙 Biden💝 công bố vào tháng 3. Bliken cũng gọi bài diễn thuyết của mình ở Jakarta là "tầm nhìn" của Mỹ đối với khu vực, thay vì một chiến lược chi tiết và toàn diện.
"Khi một chiến lược cụ thể và nghiêm túc chưa được Mỹ hoàn thiện, Đông Nam Á sẽ không biết nên kỳ vọng ra sao về hജiện diện tương lai của Washington ở khu vực", Grossman cảnh báo.
Chính quyền Biden tới nay cũng chưa đưa ra một chính sách cụ thể nào để thay thế phương án tham gia trở lại Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nay đã đổi tên thành Hiệp đ𝐆ịnh Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), sau khi Donald Trump rút Mỹ khỏi bàn đàm phán.
"Kinh tế tiếp tục là gót chân Achilles trong chính sách của Washington, đặc biệt khi Trung Quốc đã bỏ xa Mỹ về thương mại và đầu tư hạ tầng ở khu vực", Jonathan R. Stromseth, chu♚yên gia về Đông Nam Á thuộc Viện Brookings của Mỹ, nhận định.
Không như người tiền nhiệm, Tổng tꦍhống Biden đang hết mực cẩn trọng trong thuyết phục các đối tác, khẳng định không tạo ápౠ lực "chọn phe" với khu vực. Dẫu vậy, trong bối cảnh cạnh tranh nước lớn ngày càng gay gắt, Đông Nam Á vẫn đứng trước nguy cơ phân cực tiềm ẩn những hậu quả nghiêm trọng cho ổn định và phát triển khu vực, theo Stromseth.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long hồi tháng 11 cũng không hài lòng khi Washington gia tăng nỗ lực lôi kéo các nước "chung chí hướng" ứng phó với Bắc Kinh. Ông nhấn mạnh trong bài phỏng vấn với Bloomberg rằng các nước trong khu vực đều muốn hợp tác với༒ Mỹ, nhưng sẽ không ai "muốn gia nhập một 🐷liên minh" để chống lại một quốc gia nào đó, "có thể là Trung Quốc".
Giới chuyên gia cho rằng để thuyết phục được⛦ các nước trong khu vực, Mỹ sẽ phải nỗ lực tăng cường các hoạt động tiếp xúc đều đặn hơn nữa. "Nếu nghiêm túc trong ý tưởng cạnh tranh với Trung Quốc, chính quyền Biden cần tiếp tục thúc đẩy các hoạt động ở Đ⛄ông Nam Á, vốn đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc cạnh tranh địa chính trị hiện nay", Ben Bland, giám đốc chương trình Đông Nam Á tại Viện Lowy, nhận định.
Trong khi đó, Biden đối diện tì🌸nh thế khó khăn, vừa phải tính đến nỗi lo ngại của các nước khi nỗ lực xây dựng mạng lưới đối trọng Trung Quốc, vừa chạy đua với thời gian khôi phục sức ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực trước khi quá muộn. "Điều đó phần nào khiến chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ đến nay vẫn mơ hồ và nỗ lực tiếp cận ngoại giao chưa có nhiều tiến triển", Bland đánh giá.
Trung Nhân (Theo Foreign Policy, NY Times, CNN)