"Cả Ấn Độ và Trung Quốc đều bày tỏ mong muốn giảm leo thang và chúng tôi💟 ủng hộ một giải pháp hòa bình cho tình hình hiện tại", một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết 🌠hôm 16/6.
Phát ngôn viên nói thêm Washington đã "giám sát chặt chẽ" tình hình và cũng đề 👍cập tới thông báo thương vong của Ấn Độ về cuộc đụng độ ở thung lũng Gജalwan, vùng Ladakh. "Chúng tôi xin gửi lời chia buồn tới các gia đình", quan chức Mỹ nói.
Tổng thống Donald Trump tháng trước cho biết đã thông báo với cả Trung Quốc và Ấn Độ về việc Mỹ "sẵn sàng, mong muốn và có thể" hòa giải "tranh chấp biên giới đang hoành hành" giữa hai nước. Tuy nhiên, Ấn Độ đã khước từ đề nghị này.
Liên Hợp Quốc cùng ngày cũng kêu gọi Trung🐈 Quốc và Ấn Độ "kiềm chế tối đa".
Cựu đại sứ tại Trung Quốc, cũng là cựu Ngoại trưởng Ấn Độ, Nirupama Menon Rao, đã cảnh báo New Delhi và Bắc Kinh đang ở trong "thời điểm rất đáng lo ꧒ngại".
"Nếu không được xử lý thỏa đáng, điều này thực sự có thể leo thang thành một điều gì đó l💫ớn hơn rất nhiều so với chúng ta tưởng tượng ban đầu", Harsh Pant thuộc Quỹ Quan sát Nghiên cứu Ấn Độ, tổ chức chuyên tư vấn cho chính phủ và doanh nghiệp nước này, cảnh báo.
Đụng độ diễn ra tối 15/6 tại thung lũng Galwan, vùng Ladakh, nơi cả Ấn Độ và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền. Đây là lần đụng độ gây chết người đầu t🌳iên kể từ vụ lính Trung Quốc phục kích binh sĩ Ấn Độ năm 1975 ở Đường Kiểm soát Thực💛 tế (LAC), vốn được coi là biên giới Ấn - Trung.
Ấn Độ trước đó cáo buộc một lượng đáng kể lính biên phòng Trung Quốc đã vượt qua LAC và xâm nhập khu vực do nước này kiểm soát. Trong khi đó, Trung Quốc cáo buộc lính Ấn Độ đã vượt biên rồi tấn công binh sĩ nước này.
Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc ꦇtừng đối đầu nhiều tuần tại hồ Pangong Tso, thung lũng Galwan, làng Demchok và căn cứ Daulat Beg Oldi ở phía đông Ladakh. Các cuộc đụng độ trước đó khiến binh sĩ hai bên bị💎 thương, song không có người thiệt mạng.
Ngọc Ánh (Theo AFP)