Phát biểu bên lề hội nghị thường niên của Hiệp hội Lực lượng Không quân và Vũ trụ (AFA) tuần trước, trung tướng Mỹ Tony Bauernfeind, người đứng đầu Bộ tư lệnh Tác chiến đặc biệt của không quân Mỹ (AFSOC), cho biết Washing꧂ton đang nghiên cứu khả năng sử dụng các bãi biển tại Thái Bình Dương làm đường băng, qua đó mở rộng số lượng sân bay dã chiến của Mỹ trong khu vực.
"Có rất nhiều bãi biển dài khoảng một km mà ch𒁏úng𓄧 ta có thể tận dụng để phát huy hiệu quả tác chiến của máy bay MC-130 và CV-22", Bauernfeind nói.
MC-130 là dòng máy bay vận tải quân sựꦛ có khả năng cất hạ cánh ở nhiều địa hình, kể cả trên các bãi biển, sa mạc và đường cao tốc. Trong khi đó, CV-22 là mẫu phi cơ có khả năng cất hạ cánh theo phương thẳng đứng như trực thăng và đạt tốc độ như máy bay cánh bằng.
Bauernfeind cho biết việc mở rộng số lượng sân bay là cần thiết, do các căn cứ không quân của Mỹ ở nước ngoài sẽ là mục tiêu mà đối thủ ưu tiên phá hủy nếu xung độ♔🉐t xảy ra.
"Chúng ta không thể chỉ phụ thuộc vào các căn cứ cố định như Bagram, Kandahar♛, Balad hay Al Udeid ở Trung Đông", tướng Mỹ nhận định.
Không quân Mỹ gần đây đẩy mạnh áp dụng chiến lược Triển khai Tác chiến Linh hoạt (ACE), với trọng tâmꦐ là phân tánꦏ máy bay và khí tài ở nhiều căn cứ khác nhau để hạn chế thiệt hại trong trường hợp bị tập kích bất ngờ.
Tại khu vực Thái Bình Dương, Mỹ không có nhiều địa điểm phù hợp để xây dựng đường băng dài kiểu truyền thống, nên việc tận dụng bãi biển làm sân bay dã chiến sẽ giúp không quân Mỹ mở rộng phạm vi hoạt động trong khu vực, chuyên gia quân sự Joseph Trevithick của Drive nhận định.
Không quân Mỹ có một số phương án để xây dựng đường băng tạm thời, như sử dụng các tấm hạ cánh chuyên dụng AM-2 hay cáp hãm. Tuy nhiên, Trevithick cho rằng mục tiêu của Mỹ là có thể giúp máy bay cất hạ cánh trực tiếp xuống các bãi biển tự nhiên, do tướng Baunernfeind có nhắc tới MC-130, loại phi cơ có khả năng đáp xuống nh🦋iều bề mặt địa hình khác nhau.
Đây không phải là phương pháp mới, do Mỹ và một số nước từng nhiều lần cho máy bay hạ cánh xuống các bãi biển ở châu Âu. "Chúng tôi sẽ làm việc với các kỹ sư để tìm hiểu xem liệu các bãi biển ở Thái Bình Dương có phไù hợp để biến thành sân bay dã chiến như ở châu Âu hay không", Bauernfeind cho biết.
Ngoài bãi biển, không quân Mỹ gần đây cũng thử nghiệm việc sử dụng các địa điểm phi truyền thống khác để làm sân bay, như đường cao tốc. Tháng 11 n💧ăm ngoái, lực lượng 🌳này đã lần đầu đáp thử máy bay xuống đường cao tốc dân sự trong cuộc diễn tập tại bang Michigan.
Hồi tháng 4, một chiếc MQ-9 đã hạ cánh xuống đường c♛ao tốc ở bang Wyoming, đánh dấu lần đầ⛄u tiên UAV của Mỹ sử dụng công trình này làm bãi đáp.
Mỹ cũng đang phát triển các công nghệ và mẫu máy bay mới nhằm tăng cường tính cơ động của không quân. Tướng Bauernfeind cho biết AFSOC đang phối hợp với Cơ quan Nghiên cứu các dự án Q𒀰uốc phòng tiên tiến (DARPA) để chế tạo một phương tiện có thể hoạt động mà không cần đường băng, cũng như tiếp tục triển khai dự án biến máy bay vận tải MC-130 thành thủy phi cơ đổ bộ.
Phạm Giang (Theo Drive, Business Insider, ASFM)