"Khi Thổ Nhĩ Kỳ chấp thuận các quy trình gia nhậ𝕴p NATO, quốc hội mới có🍷 thể xem xét thương vụ bán tiêm kích F-16. Nếu không, thương vụ chờ duyệt này sẽ không có gì chắc chắn", nhóm 29 thượng nghị sĩ Dân chủ và Cộng hòa cho biết trong thư gửi Tổng thống Joe Biden ngày 2/2.
Đây là lần đầu tiên quốc hội Mỹ liên hệ rõ ràng và trực tiếp thương vụ bán F-16 cho Thổ Nhĩ Kỳ với nỗ lực gia nhập NATO của Phần La🍃n và Thụy Đ♏iển. Chính quyền ông Biden trước đó nhiều lần khẳng định ủng hộ thương vụ và từ chối liên hệ hai vấn đề này với nhau.
Thổ Nhĩ Kỳ đặt hàng hơn 100 tiêm kích F-35A do Lockh🐓eed Martin của Mỹ chế tạo, nhưng bị loại khỏi chương trình năm 2019 sau khi mua tổ hợp phòng không S-400 do Nga sản xuất. Thổ Nhĩ Kỳ tháng 10/2021 cho biết Mỹ đề xuất bán F-16 để bù khoản tiền 1,4 tỷ USD mà nước này đầu tư vào dự án F-35.
Ankara sau đó đề nghị mua 40 tiêm kích F-16 và gần 80 bộ phụ tùng để hiện đại hóa tiêm kích ꦐhiện có, trị giá thương vụ 💃20 tỷ USD.
Thụy Điển và Phần Lan hồi tháng 5/2022 kết thúc hàng thập kỷ duy trì ꦛchính sách không liên kết về quân sự và nộp đơn xin gia nhập NATO. Để trở thành thành viên của khối, hai nước phải được quốc hội của toàn bộ 30 quốc gia thành viên NATO phê chuẩn đơn xin gia nhập.
Thổ Nhĩ Kỳ đang phản đối, do hai nước Bắc Âu chưa đáp ứng các yêu cầu của họ, chủ yếu liên quan đến lực lượng dân quân người Kurd mà Ankara cho là "khủng bố" v⛎à chịu trách nhiệm cho âm mưu đảo chính năm 2016. Trong khi đó, Hungary dự kiến duyệt Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO vào tháng 2.
Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ có thể phê chuẩn cho Ph𒅌ần Lan gia nhập NATO trước Thụy Điển, nhưng Helsinki bác bỏ ý tưởng này, cho🎃 rằng an ninh của hai quốc gia Bắc Âu phụ thuộc lẫn nhau.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu ngày 18/1 kêu gọi chính quyền Tổng thống Biden quyết đoán hơn và thuyết phục quốc hội ꦇMỹ chấp thuận th✃ương vụ. Ông cũng cảnh báo Washington không nên coi việc Ankara phê chuẩn hai nước Bắc Âu vào NATO là điều kiện tiên quyết cho thương vụ F-16.
Như Tâm (Theo Reuters)