AFP đưa tin, Hội đồng Bảo an (HĐBA) gồm 15 thành viên đã nhóm họp để đưa ra những thảo luận đầu tiên về nghị qu♋yết trên.
Nghị quyết không đề xuất các biện pháp tức thời sau cuộc tấn công hóa học gần Damascus một tháng tr🌳ước, mà cho phép những biện pháp trừng phạt, nếu xảy ra vi phạm trong kế hoạch giải trừ vũ khí.
Hình thức trừng phạt được áp dụng theo chương VII của Hiến chương Liên Hợp Quốc, trong đó cho phép sử dụng vũ lực. Tuy nhiên, các nhꦓà ngoại giao cho rằng, một cuộc bỏ phiếu mới vẫn sẽ được tổ chức trước khi HĐBA đi đến hành động.
HĐBA có thể tổ chứcℱ bỏ phiếu cho dự thảo nghị quyết trên vào cuối ngày hôm nay, sau khi Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW) chấp thuận kế hoạch. Nếu được thông qua, đây sẽ nghị quyết đầu tiên của HĐBA kể từ khi nội chiến Syria nổ ra vào tháng 3/2011.
Sự thống nhất về nghị quyết được đưa ra sau n✅hững cuộc hội đàm mới giữa Ngoạ🔯i trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp của Mỹ John Kerry.
Phát biểu với các phóng viên, ông Lavrov cho hay Nga và Mỹ đã đạt được sự thấu hiểu lẫn nhau trong dự thảo nghị quyết trên. Ông Kerry thì bày tỏ sự tin tưởng rằng cộng đồng quốc tế "có thể tiến về phía trước và hy vọng về việc di dời, phá hủy ⛦vũ khí hóa học ở Syria".
Nga và Trung Quốc từng bỏ phiếu chống ba nghị quyết của phương tây nhằm gây thêm sức ép ༒cho Tổng thống Basha🎐r al-Assad. Moscow kiên quyết phản đối bất kỳ một biện pháp trừng phạt nào của Liên Hợp Quốc đối với đồng minh ở Trung Đông.
Mỹ tin rằng lực lượng của ông Assad đứng sau vụ tấn công hóa học làm ♛hơn 1.400 người chết. Tron💯g khi đó, chính phủ Syria và Nga đổ lỗi cho phe đối lập.
Tuy nhiên, sau lời đe dọa không kích của Mỹ vào Damascus, Nga và các nước phương Tây đã buộc phải vượt qua những bất đồng để đi đến một giải pháp🍸 hòa bình.
Cuộc họp hôm qua chỉ là cuộc thảo luận đầu tiên về nghị quyết Liên Hợp Quốc, nhưng với việc Nga và Mỹ đứng sau nội dung dự thảo, nghị quyết chắc chắn sẽ "sớm ♏được thông qua", các nhà ngoại giao cho biết.
Anh Ngọc