Cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin khép lại sau gần hai tiếng trao đổi tại Geneva, Thụy Sĩ🎐 hôm 16/6. Dường như cả hai lãnh༺ đạo đều hài lòng với lần chạm mặt đầu tiên.
Trả lời phóng viên sau cuộc🍸 gặp thượng đỉnh, người đứng đầu Điện Kremlin nói "cuộc họp của chúng tôi đã diễn ra trên tinh thần xây dựng". Về phần mình, ông chủ Nhà Trắng cũng nhận xét "giọng điệu của toàn bộ cuộc trao đổi tốt và t🍬ích cực".
Những n🅠hận xét tích cực được đưa ra sau cuộc gặp ở Geneva khiến nhiều chuyên gia phần nào lạc quan về mối quan hệ Mỹ - Nga ổn định trong thời gianꦕ tới.
"Cuộc gặp tại Geneva có thể khiến cuộc đối đầu Mỹ - Nga trở nên dễ kiểm soát hơn và giảm nguy cơ xung đột", Dmitri Trenin, giám đốc Trung tâm Carnegie Moskva, chia sẻ với VnExpress.
Dù nền kinh tế Nga chỉ có quy mô bằng 1/10 tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ, đồng thời cũng theo sau Mỹ về tầm ảnh hưởng quốc tế, thương mại và liên minh, Moskva, đối thủ trong Chiến ꦫtranh Lạnh cũ, vẫn tiếp tục được xem là một đe dọa lớn đối với Washington.
Quan hệ hai nước gần đây leo thang căng thẳng về hàng loạt vấn đề như cáo buộc can thiệp bầu cử Mỹ, tấn công mạng, Uk🐬raine và việc bắt Alexei Navalny, một lãnh đạo đối lập thường chỉ trích Kremlin.
Lucio Blanco Pitlo III, chuyên gia tại Tổ c💧hức Con đường Tiến bộ châu Á - Thái Bình Dương tại Philippines, cho rằng cuộc gặp ở Geneva chính là nơi giúp hai nước vạch ra những ranh giới, nhưng đồng thời tạo điều kiện cho quan hệ hai b𒉰ên dễ đoán định hơn.
"Hội nghị thượng đỉnh cho phép hai lãnh đạo xác định ranh giới của họ, vạch ra các lĩnh vực có thể hợp tác, cũng như đặt ra một số kỳ vọng tối thiểu để thúc đẩ𒆙y một mối quan hệ song phương ổn định và dễ đoán định hơn", ông nói.
Biden và Putin đã thống nhất khởi động đàm phán về kiểm soát vũ khí, thiết lập thảo luận song phương về an ninh mạng và xem xét khả năng trao đổi công dân bị giam giữ trong các nhà tù của nhau. Mỹ và Nga chưa từng đạt được tiến bộ trong những lĩnh vực này ở quá khứ, theo Financial Times. Pitlo III cho rằng tiến độ thực hiện các thỏa thuận sẽ quyết định ꦅliệu hội nghị thượng đỉnh ở Geneva có thực sự thành công hay không.
Biden là tổng thống Mỹ thứ 5 mà Putin phải đối phó, kể từ khi luân phiên nắm quyền tổng thống và thủ tướng Nga từ năm 1999. Qua nhiều năm, cựu sĩ quan cơ quan mật vụ Nga KGB đã chứng tỏ ông là một đối thủ đáng gờm với các đời tổng thống Mỹ. Trong khi đó, Biden cũng được đánh giá là một chính trị gia lão luyệ𒁏n, giàu kinh nghiệm trên chính trường.
Không đặt kỳ vọng quá cao vào đối phương hay mối quan hệ hai nước, cả Biden 🌳và Putin dường như theo đuổi những mục tiêu riêng của mình khi đến với hội nghị thượng đỉnh.
"Biden hy vọng sẽ giữ mối quan hệ ổn định với Nga để giúp ông có thể thoải mái tập trung vào cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc", Pitlo III nói. "Gặp gỡ các đồng minh châu Âu và lãnh đạo Bộ Tứ, sau đó gặp lãnh đạo Nga sẽ tạo thêm áp lực đối với Trung Quốc nếu cuộc đối thoại giữa Biden và Tập Cận Bình diễn ra bên lề hội nghị thượng đỉ𝔍nh G20 tại Rome vào t🐼háng 10 tới".
Trong khi đó, mọi động thái của Putin được cho là đều cân nhắc tới sự ảnh hưởng đối với ông tại Nga. Keir G🌠iles, chuyên gia tư vấn cấp cao tại Chương trình Nga và Á – Âu thuộc viện nghiên cứu Chatham House của Anh, chỉ ra rằng sự vững vàng trước Mỹ đóng góp lớn cho thành công trong nước của Putin.
Một mối quan hệ ổn 𓃲định không chỉ giúp lãnh đạo đạt được mục tiêu riêng, mà còn được xem là tín hiệu tích cực với an ninh thế giới. Ngoài vai trò của Mỹ đối với an ninh thế giới, Nga đóng vai trò quan trọng ở Trung Á và Trung Đôꦕng, đồng thời là đối tác quốc phòng với nhiều quốc gia châu Á, như Nam Á và Đông Nam Á, gồm Ấn Độ, Việt Nam và Myanmar, theo Pitlo III.
"Mối quan hệ Mỹ - Nga ổn định có thể góp phần ổn định tình hình Syria, ngăn Iran phát triển vũ khí hạt nhân, ngăn bạo lực và chia cắt ở Afghanistan sau khi Mỹ rút quân, giúp chống khủng bố quốc tế và hạn chế phổ biến vũ khí. Nhờ đó, an ninh châu Á sẽ được tăng cườ😼ng", ông cho hay.
Dù kỳ vọng về một mối quan hệ Mỹ - Nga ổn định hơn dưới thời Biden, giới ch𝔉uyên gia cũng phải thừa nhận rất khó để có đột phá khiến quan hệ hai nước đổi chiều nhanh chóng.
"Quan hệ Mỹ - Nga sẽ không có nhiều thay đổi. Họ vẫn đối đầu. Cuộc đối đầu này sẽ song song nhưng tách biệt với cạnh tr♌anh Mỹ - Trung", Trenin, giám đốc Trung tâm Carnegie Moskva, nói và thêm rằng "Nga là một bên chơi độc lập và vẫn sẽ như vậy".
Thanh Tâm