Đầu tháng 10/2023, Yanni (Ngô Yến Ni) là niềm hy vọng vàng nội dung chạy vượt rào 100m nữ của Trung Quốc tại Asiad Hàng Châu. Tuy nhiên, VĐV sinh năm 1997 xuất phát sớm hơn hiệu lệnh nên bị loại. Sự cố khiến Yanni chịu chỉ trích nặng nề trong nhiều tháng. Trước đó, ở gꦰiải vô địch chꦇâu Á tại Thái Lan tháng 7/2023, cô cũng mắc lỗi tương tự ở vòng chung kết 100m rào.
Tuy nhiên, Yanni đã k🧸hông để đam mê bị chôn vùi trong các chỉ trích, thậm chí đang từng bước trở thành thần tượng mới 𒁏của giới trẻ Trung Quốc.
Đầu tiên, Yanni thay đổi cách tiếp cận các giải đấu. Cô tự thấy bản thân quá chú tâm vào kết quả, dẫn đến nỗi sợ th🅰ಌất bại. Yanni nhận ra điều này sau khi trao đổi với các VĐV đi trước ở đội tuyển điền kinh quốc gia.
Ở hai sự kiện Diamond League tại Trung Quốc đầu tháng 5 năm nay, Yanni tiếp tục hứng bão chỉ trích vì trang điểm đậm, mặc đồ thi đấu gợi cảm rồi về bét. Nhưng khi đó, cũng có người khen cô dũng cảm vì dám so tài với các VĐV hàng đầu thế giới thay vì không tham dự. Hai tuần sau, Yanni về nhất hai giải điền kinh Kinami Michitaka và Tokyo Seiko Gold Grand Prix ở Nhật Bản. Đặc biệt, cô liên tiếp phá kỷ lục cá nhân. 12 giây 80 tại Tokyo hôm 19/5 đang là thành tích tốt nhất của một VĐV châu Á ở nội dung 100m rào nữ tr꧅ong năm 2024.
"Trong quá khứ, 🃏với tôi, thi đấu là thi đấu. Nhưng bây giờ, tôi vào giải với tâm lý vui vẻ", Yanni nói. "Không phải tôi thiếu tôn trọng đối thủ, tôi chỉ muốn bản thân thoải mái. Tôi đã ở vào những khoảnh khắc tồi tệ nhất mà một VĐV có thể trải qua ở giải VĐQG 2021 rồi Asiad Hàng Châu. Tôi biết không gì có thể tệ hơn nữa. Tôi từng chìm trong thất vọng suốt một năm. Mỗi khi nhắm mắt lại, tôi như thấy mọi nꦉgười đang nhìn mình cười nhạo".
Yanni cũng tự nhận là người kiên cường, càng bಌị chỉ trích càng mạnh mẽ, vì từng trải qua những thời khắc đen tối nhất trong đời VĐV. Từ nhỏ, Yan💮ni bị chẩn đoán mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Cô không thích trường học mà chỉ thích chạy nhảy, ca hát. Người thân trong gia đình đổ lỗi cho mẹ Yanni không biết dạy con. Mẹ Yanni ra điều kiện sẽ cho cô 100 tệ nếu ngồi im, nhưng cô đáp: "Kể cả mẹ đánh, con cũng không thể ngồi im".
Năm 17 tuổi, Yanni bị thoát vị đĩa đệm. Mẹ cô bất ngờ🉐 bởi nghĩ rằng chứng bệnh này chỉ có ở người già. Tuy nhiên, do tập luyện sai phương pháp, cơ thể Yanni chịu áp lực quá lớn, khiến phần lưng dưới của cô bị đau. Tuy vậy, cô vẫn tập luyện và ở lại sân𒁏 muộn đến mức HLV phải lo lắng. Sau khi mọi người về hết, Yanni vào phòng tắm và khóc một mình. Ban đêm, không ngủ được vì đau, cô leo xuống chiếc giường tầng, tránh gây tiếng động để ảnh hưởng đến các VĐV khác. Yanni ra ngoài và giãn cơ cho tới 7h sáng, rồi trở về phòng và giả vờ mới ngủ dậy. Sau này, đội trưởng phát hiện ra Yanni bị đau rồi báo cho bác sĩ, cô mới được chữa trị.
Sự nghiệp và cuộc đời của Yanni chịu ảnh hưởng lớn bởi mẹ. Ngay cả thói quen trang điểm khi thi đấu của cô cũng do mẹ nhắc nhở. Khi Yanni bắt đầu đạt thành tích tốt ở các giải đấu, mẹ cô nói: "Con gái thì phải trang điểm chứ꧑. Con sẽ trông xinh hơn qua ốngಞ kính". Ban đầu, Yanni bỏ ngoài tai lời khuyên này vì quá lười. Nhưng đến hè 2023, khi tham dự một giải đấu ở Thành Đô, Yanni lần đầu trang điểm. Cô cho rằng đó là một bước tiến quan trọng, bởi khi xem lại video, Wu thấy bản thân bớt nhợt nhạt và mệt mỏi. Điều đó giúp cô tự tin hơn.
"Việc mọi người chú ý nhiều hơn đến vẻ ngoài của tôi, trên thực tế, lại khiến tôi thi đấu tốt hơn", Yanni nói. "H💟ọ nói rằng tôi thích khoe mẽ rồi cười vào tôi. Có lẽ họ đúng, có lẽ tôi thích làm quá trước đám đông. Nhưng càng nhiều người chú ý, tôi càng hào hứng, càng muốn thể hiện. Tôi nghĩ việc phụ nữ trang điểm là bình thường. Bạn không thể tước quyền chăm sóc ngoại hình của một người".
Có những thông tin đồn thổi rằng Yanni quan trọng ngoại hình đến mức đã thực hiện phẫu thuật thẩm mĩ, nâng mũi và gọt cằm. Nữ VĐV sinh năm 1997 cho bi꧋ết cô chỉ phẫu thuật để có đôi mắt hai mí. Còn khuôn mặt từ lúc sinh ra đã nhỏ với chiếc mũi mảnh, nên chỉ cần trang điểm, những đặc điểm này càng rõ hơn khi lên hình.
Với những người chỉ trích cô, Yanni phân ra ba loại: Người khác quan điểm; người thích tỏ ra khó chị⭕u, hay gây rối và vu khống cô; và người thích gây chú ý để thu hút người theo dõi trên mạng. Yanni nhận xét loại thứ nhất là người tốt, còn loại thứ ba đáng ghét nhất vì lợi dụng hình ảnh của cô để kiếm tiền.
Ngoài mẹ, người có ảnh hưởng lớn tới Yanni còn có cựu VĐV điền kinh Trung Quốc Liu Xiang (Lưu Tường). Chân chạy sinh 💞năm 1983 là biểu tượng của điền kinh đất n🍨ước tỷ dân, là VĐV nam duy nhất trong lịch sử vừa vô địch Olympic, thế giới và giữ kỷ lục chạy vượt rào 110m. Đến nay, Liu vẫn giữ kỷ lục chạy vượt rào 110m nam với thông số 12,91 giây. Anh cũng là người mang về HC vàng Olympic ở các nội dung chạy đầu tiên cho Trung Quốc với chiến thắng tại Athens năm 2004.
Những người yêu mến Yanni đặt cho cô biệt danh "Tiểu Lưu Tường". Yanni thích được gọi như vậy hơn được xem là nữ thần mạng xã hội. Cô hy vọng có thể học theo phong cách của Liu khi tham dự Olympic 2024 tại Paris. Mục tiêu của Yanni tại giải đấu này là phá kỷ lục chạy 100m rào nữ Trung Quốcꦉ - 12,64 giây.
Wu Yanni sinh năm 1997, quê ở Tứ Xuyên. Cô hiếu động từ bé, 9 tuổi đã tham gia những giải thể thao địa phương. Ban Đầu, Wu học nhảy. Nhưng sau khi lọt mắt xanh của một HLV, cô được đưa từ huyệ♓n Tự Cống đến thành phố thủ phủ Tứ Xuyên - Thành Đô - để tập chạy. Năm 2012, Wu được chọn vào đội chạy vượt rào của Đại Học Bắc Kinh. Đến 2019, cô lần đầu tham gia giải vô địch điền🌠 kinh quốc gia. Wu sau đó nhanh chóng trở thành ngôi sao, giành HC vàng hội thao quốc gia năm 2018 và 2020, và HC vàng giải điền kinh quốc gia 2021 và 2023. Cô cũng gây ấn tượng ở giải vô địch thế giới, Olympic và kỳ tuyển chọn VĐV dự Asiad. Wu được xem là VĐV chạy vượt rào 100m số một Trung Quốc, đồng thời là nữ thần điền kinh có 3,2 triệu người theo dõi trên Douyin, phiên bản TikTok của Trung Quốc. |
Vĩnh San (theo The Paper)