Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ ngày 12/8 ra thông báo rằng hàng hoá sản xuất tại Hong Kong vẫn có thể sử dụng nhãn hiệu xuất xứ cũ, "HK", hai ngày sau khi có thông tin một bản dự thảo của cơ quan này yêu cầu các mặt hàng xuất khẩu của Hong Kong sang Mỹ phải gắn mác "Made in China" từ 25/9.
Thông báꦿo mới đồng nghĩa các mức thuế mà Mỹ áp trừng phạt đối với hàng xuất khẩu từ Trung Quốc đại lục trong c🉐uộc chiến thương mại leo thang giữa hai bên sẽ không áp dụng đối với hàng hóa Hong Kong.
"Thông báo giúp giải quyết tình trạng mơ hồ quanh việc thực hiện sắc lệnh hành pháp", Louis Chan Wing-kin, nhà nghiên cứu tại Hội đồng Phát triển Thương mại Hᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚong Kong, nói. "Điều đó cũng có nghĩa các đơn vị xuất khẩu của thành phố chỉ cần thay đổi nhãn sản phẩm thành 'Made in China'", ông nói.
Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu Hong Kong vẫn lo ngại về tác động trước sự tha🌊y đổi chính sách của Mỹ, cho rằng việc mất nhãn hiệu "Made in Hong Kong" có thể gây thiệt hại cho thương hiệu của họ.
Dự thảo về việc thay đổi nhãn sản phẩm nhập khẩu từ Hong Kong dựa trên sắc lệnh hành pháp ký ngày 14/7 của Tổng thống Trump, chấm dứt quy chế ưu đãi đặc biệt mà Mỹ dành cho🎉 đặc khu này theo Đạo luật Chính sách Hong Kong năm 1992. Sắc lệnh nhằm đáp trả việc Bắc Kinh áp luật an ninh quốc gia đối với Hong Kong hồi tháng 6.
Hong Kong bị cuốn vào cuộc chiến thương mại ngày càng leo thang giữa ha𒆙i cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Năm 2019, tổng giá trị hàng Hong Kong xuất khẩu sang Mỹ đạt 471 triệu USD, chiếm 0,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố. Hầu hết các sản phẩm là đồ trang sức, hàng đ🌞iện tử, thiết bị điện tử.
Mai Lâm (Theo SCMP)