"Chúng tôi xin nhắc lại đây là hành động đơn phương nằm trong một chuỗi hành động quy mô lớn hơn của Trung Quốc nhằm tuyên bố chủ quyền với các vùng biển tranh chấp, và theo quan điểm của chúng tôi là gây tổn hại đến hòa bình và ổn định trong khu vực", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki nói trong cuộc họp báo hàng ngày hôm qua.
"Chúng tôi nghĩ rằng bất kỳ thành viên nào của cộng đồng quốc tế cũngও có quyền bày tỏ mốiꦰ quan ngại về vấn đề này, dù chúng tôi không đứng về bên nào", người phát ngôn Mỹ phát biểu.
Bà Psaki đưa ra câu trả lời trên khi được🎉 hỏi về việc Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc Mỹ có "những hành động và phát ngôn sai trái" về căng thẳng trên Biển Đông.
Trước đó ít giờ, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry có cuộc điện đàm với người đồng cấp của Trung Quốc Vương Nghị. Theo ꧙bà Psaki, ông Kerry tái khẳng định rằng việc Bắc Kinh đơn phương triển khai giàn khoan dầu cùng hàn꧒g chục tàu chính phủ trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam là hành động khiêu khích. Ông cũng kêu gọi hai bên giảm căng thẳng, đảm bảo an toàn cho các tàu trên biển và giải quyết những bất đồng bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật ﷽pháp quốc tế.
Tuy nhiên, đáp lại, Ngoại trưởng Vương đề nghị Mỹ "cần cẩn trọng trong phát ngôn 🐭và hành động".
Bà Psaki cho hay Mỹ vẫn duy trì liên lạc𝄹 với Trung Quốc về các vấn đề ở nhiều cấp độ, trong đó có vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, bà từ chối trả lời khi được hỏi về giải pháp hành động của Mỹ nếu Trung Quốc tiếp tục có các hànhꦜ động hung hăng ở khu vực trên.
Căng thẳng trên Biển Đông tăng cao từ đầu tháng khi Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải D🍷ương 981 tại vùng biển nằm trong thềm lục địa của Việt Nam. Phía Việt Naඣm đã sử dụng lực lượng kiểm ngư và cảnh sát biển để yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi phạm vi chủ quyền của Việt Nam. Tuy n😼hiên, các tàu Trung Quốc lại cố ý gây ra những cuộc đụng độ, sử d🅠ụng vòi rồng tấn công tàu Việt Nam làm nhiều kiểm ngư viên bị thương.
Mỹ tuyên bố không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ, nhưng có lợi ích trong tự do thươngmại và hàng hải ở Biển Đông, nơi có nhiều tuyến hàng hải nhộn nhịp giao cắt. Các chuyên gia nhận định rằng việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam c🅷ó thể là hành động đáp trả chuyến thăm châu Á vừa qua của Tổng thống Mỹ Barack Obama, trong đó ông Obama tái cam kết ủng hộ Nhật Bản và Philippines, hai quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.
Anh Ngọc