"Chúng tôi phẫn nộ vì vụ tấn công rocket ở khu vực tự trị của người Kurd tại Iraq. Tôi đã liên lạc với lãnh đạo Masrour Barzani để thảo luận về sực việc v🐭à cam kết ủng hộ ♈mọi nỗ lực điều tra và trừng phạt những kẻ chịu trách nhiệm", Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết trong thông cáo hôm 15/2.
Phát biểu được đưa ra chỉ🎃 vài giờ sau khi sân bay quốc tế Erbil, miền bắc Iraq, bị tấn công🍸 bằng pháo phản lực (rocket), khiến một nhà thầu dân sự thiệt mạng và 6 người bị thương, trong đó có một lính Mỹ. Sân bay là nơi đóng quân của liên quân do Mỹ dẫn đầu tại thủ phủ vùng tự trị của người Kurd ở miền bắc Iraq, cũng là cơ sở quan trọng với các hoạt động của Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Mỹ.
Đây là lần đầu tiên cơ sở quân sự và ngoại giao phương Tây tại Iraq bị tập kích trong gần🅘 hai tháng qua. Một nhóm dân quân tự xưng là Saraya Awliya al-Dam nhận trách nhiệm về vụ tập kích, cho biết cuộc tấn công nhằm vào "lực lượng Mỹ chiếm đóng" tại Iraq, nhưng không đưa ra bằng chứng khẳng định.
Chính quyền cựu tổng thống Donald Trump từng dọa trả đũa Iran nếu có ngư🌼ời Mỹ thiệt mạng trong những vụ tấn công rocket tại Iraq. Phát biểu kêu gọi điều tra của Ngoại trưởng Blinken cho thấy sự thay đổi trong chính sách của chính quyền Tổng thống Joe Biden.
Mỹ đưa quân vào Iraq năm 2003 để lật đổ Tổng thống Saddam Hussein, sau đó rút hoàn toàn khỏi I🐎raq tháng 12/2011 theo lệnh của cựu tổng thống Barack Obama, nhưng quay lại từ năm 2🌞014 để chống IS theo đề nghị của chính phủ nước này. Vẫn còn hàng nghìn binh sĩ Mỹ đang đồn trú tại Iraq để huấn luyện và hỗ trợ quân đội nước này ngăn Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng trỗi dậy.
Các cơ sở và lực lượng Mỹ tại Iraq từng nhiều lần bị tập kích bằng rocket trong năm ngoái. Mỹ ﷽cáo buộc các lực lượng dân quân thân Iran đứng sau những vụ tấn c♈ông và nhiều lần không kích đáp trả.
Vũ Anh (Theo AFP)