Rotavirus và norovirus là hai tác nhân chính gây tiêu chảy cấp ở trẻ em. Mỗi năm, norovirus gây ra hàng trăm triệu ca ngộ độc thực phẩm và khiến ít nhất 50.000 trẻ em tử vong nhưng hiện chưa có cáﷺch nào kiểm soát loại virus này. Norovirus đặc biệt khó nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, khiến các nhà khoa học gặp khó khăn trong việc phát triển vaccine cũng như thuốc phòng chống nó.
Các chuyên gia tại trường Y thuộc Đại học Washington ở St. Louis, Mỹ, tháng này đã công bố một nghiên cứu mới mang tính sáng tạo, trong đó họ tạo ra vaccine chống lại norovir🔯us bằng cách kết hợp nó với rotavirus. Họ đã thêm một loại protein quan trọng từ nor🔴ovirus vào một chủng virus rota được làm suy yếu. Những con chuột được tiêm vaccine thử nghiệm đã tạo ra kháng thể trung hòa chống lại cả hai loại virus.
Tiến sĩ - Phó giáo sư về vi sinh học phân tử Siyuan Ding, tác g🙈iả của nghiên cứu, cho biết hầu hết mọi người đều từng nhiễm norovirus vào một thời điểm nào đó trong đời.
"Bạn ra ngoài ăn và bạn bị nôn mửa, tiêu chảy. Bạn sẽ hồi phục nhưng mất khoảng ba ngày hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, đối với trẻ em ở các nước đang phát triển, không được tiếp cận với nguồnℱ nước sạch, điều này có thể gây chết người. Vaccine rotavirus hoạt động rất hiệu quả và đã có hệ thống phân phối toàn cầu. Dựa vào đó, chúng tôi nhìn thấy cơ hội đạt được một số bước tiến mới trong việc chống lại norovirus", ông cho hay.
Theo S🍨iyuan Ding, noroviru♕s ở người đã gây khó cho giới nghiên cứu khoa học suốt nhiều thập kỷ. Nó không lây nhiễm sang chuột nhắt, chuột cống hay bất kỳ động vật thí nghiệm thông thường nào khác. Vì vậy, các loại thí nghiệm dẫn đến sự phát triển của vaccine rotavirus không thể áp dụng với norovirus.
Vượt qua những khó khăn về mặt kỹ thuật khi làm việc với norovirus, ông Ding cùng các cộng sự đã đưa ra ý tưởng sử dụng rotavirus. Họ làm việc với một chủng virus rota tron🦂g phòng thí nghiệm để thay thế cho một trong những loại vaccine virus rota đã được phê duyệt, thuộc sở hữu độc quyền. Các nhà nghiên cứu đã chèn gen𓂃 mã hóa protein hình thành nên vỏ ngoài của norovirus ở người vào bộ gen của chủng rotavirus trong phòng thí nghiệm. Sau đó, họ cho chuột sơ sinh bị suy giảm miễn dịch uống loại virus rota đã được sửa đổi, giống như cách chủng ngừa vaccine virus rota cho trẻ em.
Họ lấy mẫu máu và phân trong 4, 6 và 8 tuần sau đó. 9 tuần sau lần chủng ngừa ban đầu, các nhà nghiên cứu đã tiêm nhắc lại cho chuột và lấy mẫu lại một tuần sau đó. Một phản ứng kháng thể mạnh đã thể hiện rõ trong máu của 9 trong số 11 con chuột được thử nghiệm và trong ruột của tất cả 11 con chuột. Thậm chí, một số kháng thể từ máu và ruột có thể vô ꦛhiệu hóa cả hai loại virus.
"Theo truyền thống, các nghiên cứu về vaccine tập trung vào phản ứng kháng thể trong máu bởi chúng tôi hiểu rằng đó là một phần của phản ứng🥃 miễn dịch tốt nhất. Nhưng norovirus và rotavirus là những loại virus đường ruột, vì vậy, các kháng thể trong máu ít quan trọng hơn kháng thể trong ruột. Việc chúng tôi thấy phản ứng kháng thể mạnh mẽ trong ruột là một dấu hiệu tốt", phó giáo sư Ding cho biết.
Bước tiếp theo là chứng minh rằng động vật được chủng ngừa bằng vaccine thử nghiệm ít có khả năng bị bệnh hoặc chết vì norovirus. Nghiên cứu này đã mở ra một cách tiếp cận mới có thể đẩy nhanh quá trình phát triển vaccine cho nhiều loại sinh vật gây bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở các quốcꦐ gia hạn chế về nguồn lực, nhiều dịch bệnh.
Trước khi vaccinꦰ♏e phòng rotavirus ra đời vào năm 2006, mỗi năm có nửa triệu trẻ em trên thế giới tử vong vì bệnh tiêu chảy cấp. Hiện nay, con số giảm xuống còn khoảng 200.000, dù vẫn cao nhưng được coi là sự cải thiện lớn. Có 4 loại vaccine rotavirus đang được sử dụng trên thế giới và tất cả đều là vaccine virus sống giảm độc lực, nghĩa là chứa virus rota đã bị làm yếu đi nhưng vẫn có khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch và không gây bệnh cho người tiêm.
Hải My (Theo Science News)