"Hợp đồng đó sẽ kích hoạt lệnh trừng phạt, chúng tôi khuyến cáo các đối tác🧜 không ký những thỏa thuận như vậy", Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Cận Đông Joey Hood hôm qua cho biết trong bài phát biểu tại Viện Trung Đông có trụ sở tại thủ đô Washington.
Đây được coi là phản ứng đầu tiên của Mỹ sau khi có thông tin Iraq đang xem xét mua hệ thống phòng không S-400 do Ngaꦚ chế tạo. Các nghị sĩ Iraq hôm 11/1 khẳng định Baghdad cần mua loại tên lửa này sau khi Washington "liên tục gây thất vọng vì không hỗ trợ cung cấp những khí tài hiện đại".
Nhà Trắng vẫn chưa bình luận về🌳 khả năng áp lệnh trừng phạt nếu Iraq theo đuổi hợp đồng mua tên lửa S-400 từ Nga.
Giới phân tích cho rằng S-400 có sức hấp dẫn với nhiều quốc gia, kể cả những đồng minh ch🌞ủ chốt của Mỹ, bởi nó được đánh giá là một trong những vũ khí hiện đại nhất mà Nga đang sở hữu, có nhiều ꦬưu điểm không xuất hiện trên các khí tài tương tự của phương Tây.
Phòng không Iraq hiện nay chỉ biên chế vũ khí tầm ngắn như Pantsir-S1 và tên lửa vác vai Nga, cùng hệ thống MIM-23 Hawk và AN/TWQ-1 "Avenger" do Mỹ sản xuất. Tên lửa S-400 sẽ tăng đáng kể൩ năng lực phòng thủ cho quân đội Iraq, giúp lực lượng này quản lý khô🀅ng phận tốt hơn và giảm tải cho tiêm kích F-16IQ.
Mỹ từng nhiều lần dọa áp dụng Đạo luật Chống đối thủ thông qua Lệnh trừng phạt (CAATSA)🔜 với các quốc gia đối tác định mua vũ khí Nga như Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ. Đạo luật này quy định mọi quốc gia có giao dịch trên 15 triệu USD với các tập đoàn quốc phòng thuộc nhà nước Nga đều phải đối mặt lệnh trừng phạt từ chính quyền Mỹ, trừ khi được Washington cấp quy chế miễn trừ.
Vũ Anh (Theo WSJ)