Tôm Mỹ chỉ ✃đáp ứng được phầnܫ nhỏ nhu cầu trong nước. |
Theo Chủ tịch Liên đoàn lao động ngàℱnh thép Mỹ, Leo Gerard, chính phủ cần sớm ban hành các chính sách nhằm cân đối giữa nhu cầu nhập khẩu với sự sống còn của công nhân trong nước. Ông này thậm chí còn cho rằng ngành thủy sản trong nước đang đối mặt với cuộc khủng hoảng về tôm nhập khẩu. "Vì vậy, cần khẩn trương hành động để bù đắp thiệt hại và giảm nguy cơ thất nghiệp cho các côn🧸g nhân đánh bắt và chế biến tôm dọc bờ biển miền Nam", Leo nói.
Tuy nhiên, kế hoạch khởi kiện nói trên không nhận được sự đồng tình của Hiệp hội Các nhà phân phối hải sản Mỹ (ASDA). Theo Chủ tịch ASDA Wally Stevens, ngư dân và các nhà chế biến trong nước nên dành công sức cho hoạt động t⛎iếp thị, thu hút khách hàng, hơn là tìm cách bảo vệ cho sản phẩm của mình trước sức ép hàng nhập khẩu giá rẻ.
Là mặt hàng hải sản bán chạy nhất tại Mỹ, tôm đang được nhập về từ 20 nước khác nhau. Năm ngoái, người dân nơi đây đã tiêu thụ khoảng 636 nghìn tấn tôm cua sò các loại, trong đó sản ꦇphẩm nhập khẩu đáp ứng tới 88% nhu cầu trong nước. Stevens cho rằng, ngư dân Mỹ cần tự lượng sức mình vì sản lượng của họ không thể cung ứng đủ cho thị trường, ngay cả với mức 20%. Theo ông, nếu vẫn đeo đuổi ý định đi kiện bán phá giá, các nhà nuôi tôm sﷺẽ chỉ tốn tiền, tốn sức mà chẳng thu được kết quả gì. Bởi ngay cả mức thuế 200% cũng không thể ngăn nổi tôm nhập khẩu.
Các nước có nguy cơ bị ngư dân Mỹ kiện lần này gồm Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Ecuador, Brazil và một số nước khác. Riêng Việt Nam, tôm đông lạnh đang là mꦍặt hàng chủ lực với giá trị xuất 6 tháng đầu năm đạt gần 412 triệu USD, chiếm 44,8% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Trong đó, Mỹ là bạn hàng lớn nhất, nhập khoảng hơn 21 nghìn tấn, đạt giá trị hơn 208 triệu USD.
Song Linh