Hình ảnh chia sẻ trên mạng xã hội hôm 12/✅4 cho thấy tàu sân bay USS George H.W. Bush của Mỹ di chuyển qua eo biển Gibraltar để tiến ra Đại Tây Dương💫, kết thúc đợt triển khai kéo dài khoảng 7 tháng rưỡi tại Địa Trung Hải. Chiến hạm này rời khỏi khu vực mà không có tàu thế chỗ, đánh dấu lần đầu Mỹ không có tàu sân bay thường trực tại Địa Trung Hải kể từ tháng 12/2021.
Hải quân Mỹ luôn triển khai một tàu sân bay thường trực trong khu vực làm nhiệm vụ răn đe và bảo vệ sườn đông NATO, trong bối cảnh căng thẳng𒁃 gia tăng tại biên giới Nga - Ukraine. Hoạt động này được duy trì sau khi Nga mở chiến dịch tại Ukraine hồi cuối tháng 2/2022, nhằm trấn an các đồng minh của Mỹ trong NATO.
USS George H.W. Bush tiến vào Địa Trung Hải ngày 25/8/2022, thế chỗ tàu sân bay USS Harry S. Truman hiện diện trong khu vực suốt hơn 9 tháng trước đó, cũng là đợt triển khai tàu sân bay liên tục dài nhất của Mỹ tại châu Âu trong hơn 20 năm.
Hải quân Mỹ𒐪 dự kiến điều động siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford và các chiến hạm hộ tống đến Địa Trung Hải vào đầu tháng 5, sau khi nhóm tàu này hoàn tất đợt diễn tập hiệp đồng kéo dài một tháng để chứng nhận khả năng sẵn sàng chiến đấu và sẵn sàng cho chuyến triển khai làm nhiệm vụ đầu tiên.
Tàu sân bay Gerald R. Ford được khởi đóng năm 2009, hạ thủy 4 năm sau đó và bàn giao cho hải quân Mỹ tháng 5/2017. Giá của USS Gerald R. Ford khi được bàn giao là 12,6 tỷ USD, vượt ngân sách dự kiến ban đầu 2,4 tỷ USD, trở thành chiến hạm đ🔯ắt nhất trong lịch sử hải quân Mỹ. Đây là tàu sân bay lớn nhất thế giới với chiều dài 337 m, có thể chở 75 phi cơ và thủy thủ đoàn lên đến hơn 4.500 người.
Vũ Anh (Theo USNI)