Sau khi vượt qua đánh giá rủi ro, công nghệ của Oxitec được cấp phép sử dụng thử nghiệm, có nghĩa tổng cộng 2,4 tỷ con muỗi biến đổi gene sẽ được thả ở California (hơn 2 tỷ con) và Florida (gần 400 triệu con) trong hai giai đoạn riêng biệt giữa năm 2022 và 2024. Giấy phép này ꦍđược đưa ra sau khi dự án thí điểm ở khu vực Florida Keys gặt hái thành công vào năm 2021. Hiện nay, kế hoạch đã nhận được giấy phép của EPA, công ty Oxitec có thể nộp đơn xin phép triển khai cho các nhà làm luật địa phương.
Kế hoạch của Oxitec là thả hàng tỷ con muỗi vằn (Aedes aegypti) đực đã biến đổi gene để biểu thị protei🔥n tTAV-OX5034. Muỗi vằn không phải loài bản xứ ở California hay Florida, nhưng chúng là vật trung gian truyền một số loại bệnh nguy hiểm bao gồm sốt xuất huyết, chikungunya, Zika, và sốt vàng. Sau khi muỗi đực biến đổi gene giao phối với muỗi cái hoang dã, protein tTAV-OX5034 sẽ được truyền sang thế hệ sau và giết chết ấu trùng trước khi chúng trưởng thành, qua đó làm giảm số lượng muỗi 🍃địa phương và ngăn dịch bệnh lan truyền.
Tuy công nghệ của Oxitec đã trải qua hàng chục thử nghiệm, không phải ai cũng tán thành ý tưởng thả hàng đàn muỗi biến đổi gene vào tự nhiên. Các thử nghiệm trước đây từng vấp phải sự phản đối của người dân. Một nguồn gây tranh cãi là bài nghiên cứu công bố năm 2019 về muỗi biến đổi gene của Oxitec ở Brazil, kết luận ﷽dự án không hiệu quả như dự kiến bởi nhiều ấu trùng sống sót tới thời kỳ trưởng thành và khiến vấn đề muỗi trong khu vực trở nên trầm trọng hơn.
"Sau khi thả vào môi trường, muỗi biꦆến đổi gene không thể thu hồi", tiến sĩ Robert Gould, chủ tịch tổ chức San Francisco Bay Physicians for Social Responsibility, nhấn mạnh. "Thay vì xúc tiến thí nghiệm di truyền ngoài trời, chúng ta cần hành động cẩn trọng, dữ liệu thông suốt và đánh giá rủi ro phù hợp".
Oxitec đang cố gắng thuyết phục công chúng và đảm bảo muỗi biến đổi gene của họ cung cấp giải pháp an toàn và bền vững để kiểm soát côn tr🎃ùng gây hại, đồng thời không gây ảnh hưởng tới côn trùng có ích như ong và bướm.
An Khang (Theo IFL Science)