"Theo chỉ thị của tôi và lời mời từ phía Slovakia, Bộ tư lệnh châu Âu thuộc quân đội Mỹ sẽ điều động một hệ thố🐻ng phòng không Patri💃ot đến Slovakia. Tổ hợp này sẽ do lính Mỹ vận hành, các khí tài và nhân lực sẽ đến địa điểm mới trong vài ngày tới. Thời hạn triển khai chưa được xác định", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết trong thông cáo hôm qua.
Giới chức Lầu Năm Góc cũng đang tham vấn với chính phủ Slovakia về các phương án xây dựng năng lực phòng không dài hạn, sau khi nước này chuyển hệ thống tên lửa S-300 duy nhất trong biên chế cho Ukraine.
"Đợt triển khai tổ hợp Patriot phù hợp với nỗ lực củng cố năng lực phòng thủ của NATO do chúng tôi tiến hành, cũng như thực hiện yêu cầu an ninh tập thể theo Điề♚u 5 trong hiệp ước NATO. Hệ thống này sẽ hỗ trợ nhóm tác chiến đa quốc gia của NATO ở miền đông Slovakia, trong đó có những tổ hợp phòng không của Đức và Hà Lan", thông cáo có đoạn.
Thủ tướng Slovakia Eduard Heger hôm qua xác nhận đã cung cấp tổ hợp phòng không S-300PMU cho Ukraine, khẳng định động thái này "không c൲ó nghĩa là Slovakia đã trở thành một phần trong xung đột vũ trang tại Ukraine".
Nga và Ukraine chưa bình luận thông tin trên.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ngày 18/3 nói không nước nào được c🌳huyển tên lửa S-300 cho Ukraine do thỏa thuận và hợp đồng mua bán S-300 giữa các bên đều có quy định không chuyển giao loại vũ khí này cho bên thứ ba. Ông Lavrov cũng cảnh báo mọi chuyến hàng vũ khí vào lãnh thổ Ukraine bị coi là "mục tiêu chính đáng" của Nga.
Slovakia, quốc gia có đườn🦹g biên giới dài 98 km với Ukraine, sở hữu một hệ thống S-300PMU sản xuất từ thời Liên Xô và được chuyển giao sau khi Tiệp Khắc tan rã năm 1993. Slovakia từng yêu cầu NATO cung cấp giải pháp phòng không thay thế phù hợp như tên lửa Patriot nếu hệ thống S-300 được chuyển cho Ukraine.
Không có số liệu chính xác về số hệ thống S-300 Ukraine còn khả năng vận hành. Nước này biên chế các tổ hợp S-300PT, S-3🗹00PS sản xuất từ thời Li🔯ên Xô cho lực lượng phòng không, cùng phiên bản S-300V cho lục quân với khả năng chống tên lửa đạn đạo.
Giới chuyên gia ước tính Ukraine có khoảng 6 hệ thống S-300 với 36 xe chở đạn kiêm bệ phóng ở tình trạng sẵn sàng chiến đấu trong giai đoạn 2004-2014. Căng thẳng leo thang với Nga khiến Ukraine vội vã sửa chữa và đưa vào sử dụng nhiều tổ hợp S-300, với🌳 ít nhất 4 khẩu đội được đại tu trong giai đoạn 2014-2015. Ít nhất 34 xe chở đạn kiêm bệ phóng bị bỏ lại Crimea khi lực lượng Nga tiến vào kiểm soát bán đảo này đầu năm 2014.
Quân đội Nga từng tuyên bố phá hủy nhiều bệ phóng S-ꦚ300 của Ukraine từ khi xung đột bùng phát ngày 24/2, đồng thời công bố video tập kích các trận địa và kho chứa tên lửa S-300, trong đó gồm nhiều cơ sở xung quanh thủ đô Kiev.
Vũ Anh (Theo Politico)