Ông Russel, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, đưa ra lời khẳng định trên trong cuộc phỏng vấn với Straits Times hôm qua. Theo ông, Mỹ trước nay đã chứng tỏ rằng chính sách của🦹 nư💞ớc này không phải là trò chơi một mất một còn. Mỹ có thể và đã giải quyết các vấn đề trên nhiều mặt cùng một lúc.
"Chúng tôi không có thói quen tập trung vào một chủ đề rồi loại trừ đi cái khác", ông nói. "Tuy nhiên có một sự khác biệt quan trọng cần được làm rõ giữa sự đầu tư dài hạn mà Mỹ đang thực hiện ở châu Á - Thái Bình Dương với sự cần thiết phải đối phó với những khủ♎ng hoảng và thách thức của phương Tây và Mỹ trên 🅷cơ sở ngắn hạn".
Ông Rusꦆsel nhấn mạnh rằng ngay cả trong "những ngày đen tối" của cuộc xâm lược Iraq năm 2003, Mỹ vẫn chưa bao giờ bỏ rơi châu Á.
Baghdad hôm qua đề nghị Washington hỗ trợ không kích nhằm đối phó với các phiến quân dòng Sunni sau khi lực lượ♉ng này chiếm giữ hàng loạt thành phố lớn ở Iraq. Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố sẵn sàng thực hiện các hành động quân sự, trong đó có không kích phiến quân, để giúp chính quyền Iraq giải quyết bất ổn. Tuy nhiên, ông loại trừ khả năng đưa binh sĩ quay lại Iraq.
Mỹ chấm dứt sứ mệnh chiến đấu tại Iraq vào năm 2010 và rút hết binh sĩ khỏi quốc gia Trung Đông vào cuối năm 2011. Washington sau đó tuyên bố thực hiện chiến lược tái cân bằng quân sự ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trong chuyến công tác đến Singapore cuối tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel khẳng định cam kết của Washington với châu Á đang mạnh hơn bao giờ hết, và kế hoạch tăng cường hiện diện q🧸uân sự của nước này tại khu vực sẽ không bị cản trở trước những mối đe dọa đang nổi lên.
Anh Ngọc