Tổ chức theo dõi tình hình chiến lược Biển Đô🎶ng (SCSPI) có trụ sở ở Bắc Kinh ngày 13/7 cho biết các tàu giám sát hải dương💝 của Mỹ đã theo dõi hoạt động ở Biển Đông ít nhất 161 ngày trong 6 tháng đầu năm nay.
5 tàu giám sát mà Mỹ sử dụng gồm Victorious, Able, Effective, Loyal và 📖Impeccable, neo đậu ở Nhật Bản. Đây là các tàu có thể được sử dụng như vũ khí chống ngầm. SCSPI thêm rằng mỗi tàu luân phiên hoạt động trong khu vực hơn 10 ngày và đôi khi lên tới 40 ngày.
"Mục đích chính là theo dõi lực lượng dưới nước của Trung Quố🧔c, phân tích phạm vi hoạt động của tàu ngầm trong vùng biển trọng yếu và các tuyến ra vào của chúng, đồng thời hỗ 🦂trợ tình báo cho hoạt động chống ngầm", báo cáo cho biết.
Phạm vi hoạt động chủ yếu là ở vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và Bãi ngầm Macclesfield. Khu vực này là nơi lý tưởng cho hoạt động ngầm và tác chiến chống ngầm nhờ độ sâu 2.000 m 💝và môi trường thủy văn phức tạp. ಌBáo cáo lưu ý rằng hải quân Mỹ dường như đang mở rộng khu vực giám sát.
Báo cáo của SCSPI được đưa ra sau những bình luận của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên hôm 12/7. Ông Triệu nói Mỹ đã gia tăng căng thẳng với 2.00🀅0 cuộc diễn tập giám sát và khoảng 20 cuộc tập trận hải quân quy mô lớn trong năm nay, tất cả nhắm vào Trung Quốc, trong đó nhiều cuộc tập trận gần b🍰ờ biển nước này.
Wa💜shington nói những hoạt động như vậy là cần thiết để kiềm chế các yêu sách c🤡ủa Bắc Kinh.
Trung Quốc được cho là sở hữu một trong những hạm đội tàu ngầm lớn nhất thế g🅺iới. Nỗ lực hiện đại hóa trong những năm gần đây đã cải thiện đáng kể sức mạnh quân sự của nước này.
Báo cáo của Lầu Năm Góc năm 2020 cho biết Trung Quốc có 4 tàu ngầm tên lửa đạn đạo, 6 tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân và 46 tàu ngầm tấn công động cơ diesel. Quan chức quân đội Mỹ cho🔯 rằng Trung Quốc khả năng sẽ có 65🧔-70 tàu ngầm vào cuối thập kỷ này.
Thanh Tâm (Theo SCMP)