"Mỹ đang thua xa ở hầu hết các khía cạnh về 5G nếu so sánh với các quốc gia khác, trong đó có Trung Quốc", Schmidt nêu trong một bài viết trên WSJ𝓰 cùng với Graham Allison, giáo sư chuyên ngành chính trị tại Đại học Harvard.
🔯Theo bài viết, bên cạnh lĩnh vực dân dụng, mạng 5G đóng vai trò rất quan trọng cho các ứng dụng công nghiệp và quân sự. Do đó, Trung Quốc đã nhanh chóng phát triển 5G và các lĩnh vực liên quan để tận dụng công nghệ mới này.
"Bước vào kỷ nguyên 5G, chúng ta sẽ thúc đẩy những đột phá về phương tiện tự hành, các ứng dụng thực tế ảo trong metaverse༺ và các lĩnh vực chưa được khai phá khác", Schmidt viết. "Rất nhiều ứng dụng có thể tạo lợi thế cho các cơ quan tình báo của một quốc gia, đồng thời nâng cao khả năng quân sự của quốc gia đó".
🦂Bài viết nhấn mạnh tốc độ mạng 5G của Trung Quốc nhanh hơn đáng kể so với của Mỹ. Theo số liệu Speedtest quý III/2021, tốc độ 5G tải xuống trung bình của Trung Quốc đạt hơn 299 Mb/giây, gấp gần ba lần so với mức 93,73 Mb/giây ở Mỹ.
🌃"Tốc độ Internet di động là tiến bộ trọng tâm của 5G, cho phép một lĩnh vực có thể ứng dụng và tạo ra đột phá mới. Nó tác động mạnh mẽ tới kinh tế và an ninh quốc gia", cựu lãnh đạo Google cho hay.
Ông cũng đánh giá cao nỗ lực của Huawei♚, hãng thiết bị viễn thông lớn nhất Trung Quốc, khi vẫn thống trị thị trường dù bị Mỹ cấm vận. Hãng cùng với các nhà mạng khác đã "nhanh chóng phân bổ hiệu quả nhất" về phổ tần không dây tại Trung Quốc, trong khi hầu hết nhà mạng Mỹ vẫn phải dùng chung một băng tần cho cả 4G và 5G.
Hai tác giả bài viết cho rằng Trung Quốc đang vượt xa Mỹ khi đề cập đến 5G. "Sự thảm hại trong cuộc đua 5G là dấu hiệu cho thấy Mỹ đang thất bại trong việc theo kịp Trung Quốc về những công nghệ quan trọng và mang tính chiến lược. Trung Quốc cũng đi trước về sản xuất công nghệ cao, năng lượng xanh và nhiều ứng dụng AI khác", tác giả nêu.
꧋Đây không phải lần đầu Schmidt chỉ trích cách tiếp cận của chính phủ Mỹ đối với các công nghệ mà ông coi là chìa khóa cho tương lai. Ông cũng nhiều lần cảnh báo về nguy cơ bị Trung Quốc vượt mặt.
Năm ngoái, cựu CEO Google từng lo lắng🐠 Mỹ có thể mất vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực AI trong thập kỷ tới trong bối cảnh Trung Quốc đã đạt được nhiều tiến bộ và đang đặt mục tiêu tiên phong thị trường AI toàn cầu vào năm 2030.
༒Trung Quốc bắt đầu thương mại hóa 5G từ cuối 2019, hiện là quốc gia có mạng lưới 5G lớn nhất thế giới. Cuối năm ngoái, nước này đã xây dựng hơn 1,3 triệu trạm gốc 5G, đồng thời nỗ lực mở rộng vùng phủ sóng mạng nhằm đạt 560 triệu người dùng vào năm 2023.
Trong khi đó, Mỹ được cho là vẫn bế tắcꩲ về 5G. Các hãng viễn thông lớn nước này tuyên bố phủ sóng dịch vụ trên toàn quốc, nhưng giới chuyên gia cho rằng chúng không khác biệt so với mạng 4G LTE, nên các dịch vụ không dây với tốc độ vượt trội khó được triển khai trong tương lai gần.
Bảo Lâm (theo CNBC)