"Trong lúc Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ đạt tiến bộ đáng kể để củng cố và thúc đẩy trật tự tự do♊ và cởi mở ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, chúng tôi ngày càng lo ngại rằn♈g một số đang tích cực tìm cách thách thức trật tự này", Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương David Stilwell phát biểu trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ hôm 18/9.
Trong lần phát biểu đầu tiên tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện kể từ khi nhậm chức hồi tháng 6, ông Stilwell khẳng định Mỹ cam kết hợp tác với bất kỳ quốc gia nào tuân thủ quy tắc, nhưng cũng phản🐻 đối bất kỳ quốc gia nào sử dụng hành vi cướp bóc để làm xói mòn trật tự khu vực.
"Như Chiến lược An ninh quốc gia của Tổng thống đã nêu rõ, chú✤ng tôi đặc biệt quan ngại việc Bắc Kinh sử dụng cách thức mua chuộc và trừng phạt kinh tế phi thị trường, các hoạt động gây ảnh hưởng và hăm dọa để thuyết phục quốc gia khác lưu tâm đến chương trình nghị sự an ninh và chính trị của họ. Việc Bắc Kinh theo đuổi tầm nhìn mang tính áp bức liên tục đối với Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương để tìm kiếm sắp xếp lại trật tự khu vực theo ý muốn của họ và đặt Bắc Kinh vào vị 🅷trí cạnh tranh chiến lược với tất cả những ai tìm kiếm gìn giữ trật tự tự do và cởi mở của các quốc gia đa dạng, có chủ quyền", ông Stilwell cho hay.
Theo Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, từ đầu tháng 7, các tàu Trung Quốc dưới sự hộ tống của tàu hải cảnh và lực lượ🌳ng dân quân biển đ🥃ã tiến hành hoạt động khảo sát ở Nam Biển Đông, hăm dọa Việt Nam và các nước ASEAN trong hoạt động phát triển tài nguyên dầu khí ở Biển Đông.
"Thông qua các hành động phi pháp lặp đi lặp lại và quân sự hóa các thực thể tranh chấp, Bắc Kinh đã và tiếp tục hꦑành động ngăn chặn các thành viên ASEAN khỏi tiếp cận nguồn dự trữ năng lượng có thể phục hồi trị giá hơn 2,5 nghìn tỷ USD", Stilwell nói.
Từ đầu tháng 7 đến nay, nhóm tàu khảo sát Địa chất Hải Dương 8 Trung Quốc liên tục vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở phía nam Biển Đông. ꧋Đây là vùng 🎐biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, được xác định theo các quy định trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
Việt Nam đã nhiều lần phản đối hành động của Trung Quốc, khẳng định các hành vi cản trở hoạt động dầu khí của Việt Nam trên vùng biển của V⛄iệt Nam là sự vi phạm luật p🅠háp quốc tế, vi phạm UNCLOS.
Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và nhiều quan chức, nghị sĩ Mỹ trước đó đã bày tỏ quan ngại về hoạt động xâm phạm vùng biển Việt Nam của tàu Trung Quốc. Nhiều quốc gia khác như Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản cũng lên tiếng phản đối các hành động làm gia tăng căng♕ th𝐆ẳng ở Biển Đông.
Huyền Lê