Ngoại trưởng Mỹ Mikeಞ Pompeo gặp riêng người đồng cấp Azerbaijan Jeyhun Bayramov trong 40 phút tại trụ sở Bộ Ngoại🙈 giao ở thủ đô Washington hôm nay. Pompeo sau đó gặp Ngoại trưởng Armenia Zohrab Mnatsakanyan.
Các cuộc gặp nằm trong nỗ lực mới nhằm chấp dứt gần một tháng giao tranh giữa Armenia và Azerbaijan quanh khu vực Nagorno-Karabakh. Tổng thống Nga Vladimir Putin trước đó nói khoảng 5.000 người có thể đã thiệt mạng trong các c🥃uộc đụng độ tại đây.
Lệnh ngừng bắn vì lý do nhân đạo, do Nga làm trung gian, sụp đổ vài phút sau khi có hiệu lực làm lu mờ triển vọng kết thúc giao tranh tại Nagorno-Karabakh và khu vực lân cận. Nagorno-Karabakh là một tỉnh của Azerbaijan, điều được quốc tế công nhận, song phần lớn khu vực do lực l﷽ượng ly khai thân Armenia kiểm soát.
Giao tranh giữa lực lượng Armenia và Azerbaija♔n vẫn tiếp diễn khi ngoại trưởng hai nước gặp Pompeo. Bên ngoài trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ, một số người biểu tình gốc Armenia và Azerbaijan tập hợp, cầm cờ cùng biểu ngữ và hô khẩu hiệu.
Các cường quốc thế giới muốn ngăn chặn nguy cơ xung đột diện ✅rộng có thể kéo theo Thổ Nhĩ Kỳ, đồng minh của Azerbaijan, và Nga, quốc gia đã ký hiệp ước phòng vệ tập thể với Armenia.
Trước cuộc gặp của ngoại trưởng Mỹ, Armenia và Azerbaijan, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói hy vọng Moskva và Ankara có thể giải quyết xung đột quanh 🀅khu vực Nagorno-Karabakh. "Thổ Nhĩ Kỳ tin rằng mình có quyền ngang với Nga khi tham gia tiến trình xác lập🔯 hòa bình tại đây", Erdogan nói.
Tuy nhiên, Mỹ, Nga và Pháp phớt lờ lời kêu gọi của Thổ Nhĩ Kỳ. Khác biệt về xung đột tại Nagorno-Karabakh khiến quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các đ✃ồng minh NATO thêm căng thẳng. Ngoại trưởng Mỹ Pompeo cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ♊ "thúc đẩy xung đột" bằng cách trang bị vũ khí cho Azerbaijan, điều Ankara bác bỏ.
Bộ Quốc phòng Armenia thông báo giao tranh tiếp diễn tại một số khu vực và cho biết thị trấn Martuni ở Nagorno-Karabakh bị pháo kích trong đêm, song Azerbaijan bác bỏ. Azerbaijan bày tỏ lo ngại về an 🥃ninh của các đường ống dẫn dầu gần khu vực giao tranh, vốn vận chuyển dầu và khí đốt của nước này qua khu vực nam Kavkaz tới các thị trường thế giới, dù chúng chưa bị hư hại.
Ngoại trưởng Pompeo nói hy vọng "tìm thấy con đường đúng đắn trước mắt" trong tuꦇần, nhưng Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan cho biết chưa thấy giải pháp ngoại giao trong gi🤡ai đoạn này. Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev nói triển vọng đạt được giải pháp hòa bình là "rất xa vời", đồng thời yêu cầu "được trao lại quyền kiểm soát Nagorno-Karabakh".
Tranh chấp quyền kiểm soát Nagorno-Karabakh bùng phát thành cuộc chiến 6 năm giữa Azerbaijan và Armenia từ tháng 2/1988 tới tháng 5/1994. Bất chấp thỏa thuận ngừng bắ๊n đạt được năm 1994 và nhiều cuộc đàm phán hòa bì🅺nh sau đó, xung đột vẫn xảy ra lẻ tẻ tại đây.
Nguyễn Tiến (Theo Reuters)