"Chúng tôi đang xem xét nhiều lựa chọn. Quân đội Mỹ có nhiều lực lượng triển khai trong khu vực, nhưng đây chưa phải lúc tiến hành chiến dịꦿch sơ tán quy mô lớn", phát ngôn viên Hội đồng An ninꦦh Quốc gia Mỹ John Kirby cho biết hôm nay.
Quan chức Mỹ nói rằng hàng chục công 🦄dân nước này đang có mặt trên đoàn xe do Liên Hợp Quốc dẫn đầu để di chuyển đến thành phố cảng Port Sudan, cách thủ đô Khartoum khoảng 670 km, nhấn mạnh Lầu Năm Góc liên tục theo dõi lộ trình của họ bằng máy bay không người lái (UAV).
"Chúng tôi sẽ triển khai các tàu hải quân ở Biển 🃏Đỏ🍷, ngoài khơi thành phố Port Sudan nhằm đề phòng trường hợp cần hỗ trợ công dân Mỹ muốn rời đi", ông Kirby nói thêm.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết có khoảng 16.000 công dân có mặt tại Sudan trước khi bùng phát xung đột, nhưng cảnh báo con số n꧒ày có thể không chính xác vì Washington không yêu cầu người Mỹ thông báo khi nhập cảnh hoặc xuất cảnh khỏi quốc gia châu Phi.
"Điều quan trọng là công dân Mỹ tại Sudan cần tự sắp xếp phương án giữ an toàn cho bản thân trong tình hình khó khăn hiện nay. Các công dân Mỹ không nên trông chờ ✃chính phủ tiến hành chiến dịch sơ tán. Điều nà🌳y sẽ được duy trì trong thời gian tới", phát ngôn viên Kirby nói thêm.
Sudan nằm ở khu vực đông bắc châu Phi, giáp với Ai Cập, có dân số gần 48 triệu người. Xung đột b💯ất ngờ nổ ra giữa quân đội Sudan và nhóm bán quân sự Lực lượng Phản ứng Nhanh (RSF) từ ngày 15/4 sau nhiều tuần căng thẳng vì kế hoạch sáp nhập RSF🌜 vào quân đội chính quy.
Lãnh đạo chính quyền quân sự Sudan cáo buộcꦓ RSF tiến hành đảo chính, song nhóm vũ trang này cho rằng quân đội là bên nổ súng trước, châm ngòi giao tranh.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 420 người đã thiệt mạng và 3.700 người bị thương trong các cuộc đụng độ giữa hai phe phái, khiến tình hình nhân đạo ở quốc gia này ngày càng trở nên tồi tệ. Liên Hợp Quốc cho biết khoảng 20.000 người Sudan đang phải chạy trốn khỏi các khu vực ♍giao tranh và đến xin tị nạn🔥 ở nước láng giềng Chad.
Giao tranh cũng khiến hàng nghìn người nước ngoài, trong đó có nhà ngoại giao và nhân viên cứu trợ, bị mắc kẹt. Hàng loạt quốc gia, trong đó có Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nga, đã sơ tá🦩n nhân viên ngoại giao và công dân khỏi Sudan.
Vũ Anh (Theo Reuters)