Dự án Giám sát Đập Mekong, được Bộ Ngoại giao Mỹ tài trợ một phần, sử dụng dữ liệu từ các vệ tinh xuyên đám mây để theo dõi mức nước của các đập ở Trung Quốc và các nước khác. Thông tin mà dự án thu được s♊ẽ công 👍bố gần như theo thời gian thực từ ngày 15/12.
Một chỉ số riêng biệt về "độ ẩm bề mặt" của dự án sẽ cho biết phần nào mức ẩm hơn hay khô hơn bình thường, từ đó cho thấy mức độ ảnh hưởng♎ của các con đập tới dòng chảy tự nhiên.
"Hệ thống giám sát cung cấp bằng chứng cho thấy 11 đập của Trung Quốc được tổ chức và vận hành một cách tinh vi nhằm tối đa hóa sản lượng thủy điện cho các tỉnh phía đông nước này mà không quan tâm tới tác động với hạ nguồn", Brian Eyler, thuộc Trung tâm St🎃imson ở Washington, một tổ chức chuyên vận hành công cụ ảo đo mực nước, cho biết.
Trung Quốc từng chỉ trích các dự án nghiênཧ cứu trước đây, bao gồm một nghiên cứu của Eyes on Earth, thuộc Dự án Giám sát Đập Mekong. Dự án này đã chỉ ra lượng nước trên sông Mekong bị chặn lại vào năm 2019 khi các nước khác phải chịu cảnh hạn🌸 hán.
"Mỹ đã không thể cung cấp bằng chứng xác thực. Lợi ích tích cực của thủy điện thượng nguồn sông Lan Thương đối với các nước láng giềng ở hạ nguồn 🥃sông Mekong là rõ ràng và hiển nhiên", Viện Kỹ thuật Năng lượng Tái tạo Trung Quốc cho biết hôm 4/12.
Trung Quốc đầu năm nay đã đồng ý ch𒊎ia sẻ dữ liệu về mực nước với Ủy hội sông Mekong (MRC), cơ quan liên chính phủ gồm Việt Nam,꧟ Thái Lan, Lào và Campuchia.
Tr💖ung Quốc và Mỹ đều có các cơ quan để hợp tác với các quốc gia sông Mekong là Hợp tác Mekong - Lan Thương và Quan hệ 🍃Đối tác Mỹ - Mekong.
Sông Mekong dài khoảng 4.350 km, chảy qua 6 nước Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Trung Quốc. Đoạn thượng nguồn trên lãnh thổ Trung Quốc được nước này gọi là sông Lan Thương. Đây được coi là một trong những huyết mạch của Đông Nam Á, bảo đảm cuộc sống cho gần 200 triệu người tro෴ng ngành nông nghiệp và thủy sản.
Ngọc Ánh (Theo Reuters)