"Việc ký cái gọi là hiệp ước để Crimea gia nhập Liên bang Nga cũng như chữ ký của tổng thống Nga là hoàn toàn không phù hợp với luật pháp hoặc nền dân chủ hoặc các hiểu biết thông thường", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ukraine Evhen Perebynis viết trên tài khoản Twitter.
Anh quyết định ngừng mọi hợp tác quân sự với Nga để phản đối hành động của Moscow đối với khu vực Crimea. Ngoại trưởng Anh William Hague cho biết quyết định ngừng hợp tác bao gồm cả kế hoạch tập trận hải quân chung giữa Pháp, Nga, Anh v🏅à Mỹ, đồng thời hủy đề xuất tàu của Hải quân Hoàng gia Anh tới thăm St. Petersburg.
Ông Hague cũng nói rằng Anh sẽ tiếp tục thúc đẩy gói trừng phạt mạnh hơn nữa đối với Nga và sẽ được lãnh đạo các nước châu Âu ủng hộ trong cuộc họp của Liên minh châu Âu (EU) vào cuối tuần này, Reuters cho hay.
Phó tổng thống Mỹ Joe Biden chỉ trích hành động của Nga là "chiếm🤡 đất" và tái khẳng định cam kế💯t của Washington về việc bảo vệ các đồng minh NATO tại khu vực biên giới với Nga.
Ông Biden đang có chuyến thăm tới Warsaw, Ba Lan. Phát biểu tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng nước chủ nhà Donald Tusk, ông Biden nói việc đảm bảo an ninh tập thể vẫn là nền tảng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Washington cam kết sẽ thực hiện những hà🃏nh động cần thiết để củng cố liên mình trong tương lai.
Phó tổng thống Mỹ nó🌠i nước này sẽ giữ đúng lời hứa, hoàn thành hệ thống phòng thủ tên lửa tại Ba Lan vào năm 2018. Ông nói Nga sẽ phải đối mặt với các biện 🅠pháp trừng phạt mạnh hơn từ EU và Mỹ nếu tiếp tục coi Crimea là lãnh thổ của mình.
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cũng nói rằng "việc Nga can thiệp vào Crimea là hành động không thể được cộng đồng quốc tế chấp nhậnꦛ".
"Cộng đồng quốc tế, trong đó có Ba Lan, không thể chấp nhận hành động sáp nhập Crimea của Nga. Điều này làm thay 🎃đổi biên giới của Ukraine cಌũng như tình hình địa chính trị trong khu vực chỉ trong khoảnh khắc", Thủ tướng Ba Lan nói.
Tổng thống Pháp Francois Hollande thì lên 🌳án hiệp ước sáp nhập Crimea và Nga, đồng thời kêu gọi các nước châu Âu có phản ứng mạn꧅h mẽ hơn nữa.
"Tôi lên án quyết định này. Pháp sẽ không công nhận bất kỳ kết quả nào của cuộc trưng cầu dân ý hoặc sáp nhập khu vực này của Ukraine vào Nga", ông Hollande tuyên bố trong một thông báo.
"Cuộc họp sắp tới của Hội đồng châu Âu vào ngày 20-21/3 sẽ phải đưa ra phản ứng mạnh mẽ và chặt c🍰hẽ hơn của các nước châu Âu để bổ sung vào rào cản vừa bị phá👍 vỡ này", ông kêu gọi nhưng không nói cụ thể đó là hành động gì.
Trước đó, Mỹ và EU đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với các quan chức cấp cao của Nga. Pháp và Nhật cũng tuyên bố sẽ ban hành lệnh trừng phạt Nga, sau cuộc trưng cầu dân ý 𓄧tại Crimea.
Những người bị liệt vào danh sách trừng phạt của Mỹ và EU bị cấm vào Mỹ và các nước thành viên EU, bị phong tỏa tài sản. Tổng thống Nga Vladimir Putin đầu tháng này cho rằng những lệnh trừng phạt chống lại Nga sẽ gây thiệt hại lẫn nhau trong thế giới hiện đ🍌ại, khi mọi thứ đều có mối liên hệ và mọi người phụ thuộc vào nhau.
Tổng thống Nga hôm qua có bài phát biểu quan trọng trước quốc hội và các đại diện của chính quyền cộng hòa Crimea, một ngày sa🔴u k hi Crimea công bố kết quả trưng cầu dân ý để trở thành quốc gia độc lập. Putin khẳng định Crimea đã và sẽ mãi mãi là một phần khôngꦍ thể tách rời của nước Nga.
Vũ Hà