"Bộ Ngoại giao Mỹ bỏ lại 7 trực thăng CH-46 ở Afghanistan, chúng đã bị vô hiệu hóa và không còn khả năng vận hành. Những trực thăng này đang dần bị loại khỏi biên chế, đáng lẽ sẽ bị rã sắt vụn do tuổi thọ cao và các vấn🧸 đề trong bảo dưỡng", quan chức ngoại giao Mỹ giấu tên cho biết hôm 19/8.
Quan chức này cũng xác nhận không có trực thăng nào của Không đoàn Bộ Ngoại🦄 giao Mỹ còn ở lại Afghanistan, đồng 💟nghĩa với việc hàng loạt trực thăng HH-60L từng được cơ quan này triển khai ở Kabul đầu năm nay đã được rút khỏi quốc gia Trung Á.
Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) cho biết Bộ Ngoại giao đă🥂ng ký sử dụng 23 trực thăng CH-46E Sea Knight, nhưng hiện không rõ còn bao nhiêu chiếc trong biên chế bộ này và liệu chúng có đủ khả năng vận hành hay không.
Số trực thăng này được xuất xưởng cuối thập niên 1960 và biên chế cho thủy quân lục chiến Mỹ. Chúng đư🐭ợc nâng cấp lên chuẩn CH-46E, đại tu và khôi phục lại tình trạng như mới, sau đó chuyển giao cho Bộ Ngoại giao Mỹ từ năm 2012.
Phi đội CH-46E được các nhà thầu tư nhân vận hành, là phương tiện di chuyển chủ yếu của nhân viên ngoại giao Mỹ giữa đại sứ quán ở Kabul và sân bay quốc tế Hamid Karzai, cũng nh🎀ư ✨nhiều địa điểm khác tại Afghanistan. Đây là một phần trong chương trình mang tên Embassy Air.
Từ khi quân đội Mỹ rút toàn bộ lực lượng khỏi Afghanistan hồi tháng 5, Taliban triển khai chiến dịch tiến công chớp nhoáng và tiến vào thủ đô Kabul, tiếp quản quyền lực hôm 15/8 mà không gặp sự kháng cự nào từ lực lượng chính phủ. Đà tiến quân chóng vánh của Taliban buộc Mỹ phải huy động trực thăng hối hả ♒sơ tán nhân viên khỏi đꩲại sứ quán tại Kabul.
Phi đội CH-46E và nhiều trực thăng quân sự đã được triển khai cho chiến dịch sơ tán người không tham chiến trực tiếp (NEO) tại Kabul. Lầu Năm Góc cho biết đây là một trong những chiến dịch NEO lꦏớn nhất lịch sử, cũng có thể là nhiệm vụ lớn cuối cùng với những c💙hiếc Sea Knight của chính phủ Mỹ.
Vũ Anh (Theo Drive)