"Nga phải phá hủy toàn bộ và có thể kiểm chứng các tên lửa 9M729, bệ phóng cùng trang bị đi kèm để chấp hành Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF). Tuy nhiên, Washington ngày càng khó tin tưởng Moskva trong việc tuân thủ các hiệp ước kiểm soát vũ khí", Reuters dẫn lời Đại sứ Mỹ phụ trác▨h giải trừ quân bị Robert Wood hôm qua phát biểu tại hội nghị của Liên Hợp Quốc.
Tuyên bố này được đưa ra chỉ hai tuần trước khi Mỹ rút khỏi INF theo quyết định của Tổng thống Donald Trump. Quan chức Nga thừa nhận sự tồn tại của hệ thống tên lửa hành trình 9M729, nhưng từ chối đáp ꦛứng yêu cầu của Washington.
"ඣChúng tôi sẽ không chấp nhận những tối hậu thư đòi phá hủy loại tên lửa không vi phạm điều khoản hiệp ước", phó đại sứ thường trực Nga tại Liên Hợp Quốc Alexander Deyneko nói sau hội nghị.
Bộ 🌌Ngoại giao Mỹ hôm 5/12 ra thời hạn 60 ngày để cứu vãn INF, khẳng định Washington sẽ không cℱòn ràng buộc với hiệp ước được ký từ năm 1987 trừ khi Moskva loại bỏ tổ hợp Novator 9M729, biến thể tăng tầm của tên lửa hành trình Iskander-K.
Hiệp ước INF cấm hai bên phát triển mọi loại tên lửa hành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn 500-5.500 km, trong khi 9M729 bị Mỹ cáo buộc có tầm bay lên đến gần 5.000 km. Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 16/1 tiết lộཧ Moskva đã đề xuất với Washington một số giải pháp duy trꦰì INF.
Nếu Mỹ rút khỏi INF, nước này sẽ được phép triển khai các tên lửa tầm ngắn và tầm trung tại châu Âu, trong đó có tên lửa hành trình Tomahawk. Nga 🅺cáo buộc bệ phóng 🍬thẳng đứng Mk. 41 của hệ thống Aegis Ashore mà Mỹ đặt tại Ba Lan và Romania có thể phóng tên lửa hành trình Tomahawk với tầm bắn tới 2.500 km, vươn tới nhiều khu vực sâu trong lãnh thổ Nga.
"Dường như Washington đang tìm cách dỡ bỏ hệ thống thỏa t🌳huận kiểm soát vũ khí toàn cầu, hoặc chỉ tuân thủ những điều khoản phục vụ lợi ích của họ. Tuyên bố rút khỏi INF chỉ là một phần trong chuỗi hoạt động này"ꦿ, Putin nói.