"Các tổ chức liên quan, trong đó có ủy ban bầu cử, cần thêm thời gian để ổn định tình hình. Các đảng phái chính trị cũng nên thực hiện những thay đổi phù hợp với hệ thống bầu cử mới và công chúng cũng cần được giáo dục rộng rãi về nó", đài truyền hình nhà nước Myanmar hôm 31/7 dẫn lời Thống tướng Min Aung H✱laing, người đứng đầu chính quyền quân sự, về lý do gia hạn tình trạng khẩn cấp.
Quyền tổng thố🐓ng Myanmar Myint Swe trước đó đã chấp thuận yêu cầu kéo dài tình trạng khẩn cấp tới tháng 2/2023 của Thống tướng Hlaing tại cuộc họp của Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia ở thủ đô Naypyidaw.
Tình trạng khẩn cấp tại Myanmar được ban bố hồi tháng 2/2021, sau khi quân đội nước này tiến hành cuộc binh biến lật đổ chính phủ🃏 dân sự do bà Aung San Suu🍌 Kyi lãnh đạo.
Khi được bầu làm Thủ tướng chính phủ lâm thời Myanmar hồi tháng 8/2021, ông Hlaing cam kết tổ chức bầu cử năm 2023 và khôi phụ🤡c nền dân chủ. Đầu năm nay, ông tuyên bố gia hạn tình trạng khẩn cấp thêm 6 tháng.
Myanmar tuần trước kết án tử hình cựu nghị sĩ Phyo Zeya Thaw, thuộc đảng Liên minh Quốc gia v♍ì Dân chủ Myanmar (NLD) của bà Suu Kyi, cùng ba người khác vì tham gia hỗ trợ "hành động khủng bố". Đây là vụ xử tử đầu tiên được thi hành ở Myanmar kể từ cuối thập niên 1980, theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị Myanmar (AAPP).
Myanmar rơi vào hỗn loạn sau đảo chính. Các cuộc biểu tình phản đối chính quyền quân sự nổ ra tại nhiều thành phố của Myanmar và bùng phát thành bạo động, buộc lực lượng an ninh sử d😼ụng vũ lực để đẩy lùi.
Một số người biểu tình đang dựa vào các nhóm nổi dậy để chống lại q𒁃uân đội chính phủ Myanmar. AAPP cho biết hơn 2.100 dân thường Myanmar đã thiệt mạng sau khi nổ ra đảo chính.
Ngọc Ánh (Theo SCMP)