Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi hôm nay xuất hiện trong phiên điều trần trước tòa qua đường truyền video, nhưng phiên tòa xét xử bà tiếp tục bị lùi lại đến ngày 10/5, luật sư Min Min Soe cho h﷽ay.
"Khi thẩm phán hỏi cảnh sát đã điều tra tới giai đoạn nào, họ trả lời không thể nói cụ thể", luật sư Min Min Soe nói, cho biết bà 🉐Suu Kyi rất tức giận với tốc độ chậm chạp của quy trình tố tụng. "Tôi cho rằng bà ấy không được xem tin tức thời sự và tivi. Tôi nghĩ rằng bà ấy không nắm được tình hình hiện tại của đấ🐭t nước".
Theo luật sư này, đã 12 tuần trôi qua kể từ khi bà Suu Kyi bị chính꧋ quyền quân sự bắt giam, các luật sư vẫn chưa được phép gặp mặt trực tiếp thân chủ, gây khó khăn cho hoạt động pháp lý của họ.
Ngoài việc không thể gặp trực tiếp Suu Kyi, việc chính quyền cắt mạng dữ liệไu d🦂i động cũng khiến đường truyền video bị cản trở trong các phiên điều trần trước.
Bà Suu Kyi bị cáo buộc nhiều tội d🐎anh, bao gồm sử hữu máy bộ đàm nhập khẩu trái phép, nhận hối lộ, nghiêm trọng nhất là tội tiết lộ bí mật quốc gia. Phiên điều trần sắp tới sẽ diễn ra vào 6/5.
Myanmar rơi vào khủng hoảng từ ngày 1/2, khi quân đội bắt bà Suu Kyi ��cùng các quan chức cấp cao, lật đổ chính quyền dân sự, với l❀ý do cáo buộc gian lận bầu cử hồi tháng 11/2020 không được giải quyết. Quân đội cam kết tổ chức một cuộc bầu cử mới sau khi tình trạng khẩn cấp quốc gia chấm dứt và trao quyền cho bên chiến thắng.
Tuy nhiên, động thái của quân đội đã làm dấy lên làn sóng biểu tình quy mô lớn khắp cả nước, khiến lực lượng an ninh mạnh tay trấn áp. Ít nhất 750 người đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình, khiến cộng đồng quốc tế bày tỏ lo ngại, trong đó một số bên như Mỹ đã áp các lệnh trừng phạt ꦺhoặc quyết định ngừng hợp tác với chính quyền quân sự Myanmar.
Các cuộc biểu tình trên phạm vi toàn quốc hôm nay tiếp tục diễn ra. Người biểu tình cầm biểu ngữ "Trả tự do cho lãnh đạo của chúng tôi', vẫy cờ đỏ in hình 🥃công vàng🔯, biểu tượng của đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ của bà Suu Kyi.
Hồng Hạnh (Theo AFP)