Đang cắt na bán cho khách, bà Đinh Thị Uyển, thôn 2 (xã Liên Khê) hồ hởi khoe, "năm nay na được mùa, giá cả ổn định, người trồng cây có lãi". Gia🍌 đình bà trồng 30 gốc, đợt quả đầu đã cắt bánღ được hơn chục triệu đồng, đang thu đợt quả thứ hai.
Theo ông Nguyễn Văn Giang, Phó giám đốc HTX trồng na Liên Khê, na bở là câyꦿ trồng truyền thống của địa phương, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Khoản🐟g 10 năm trước, cây na được người dân trồng theo cách truyền thống, để cây phát triển tự nhiên nên chất lượng quả không cao, sản lượng thấp, mẫu mã không đẹp.
Những năm gần đây, nhu cầu của khách hàng 🐈với na bở ngày càng cao, nhiều gia đình ở Liên Khê đã dọn vườn tạp và chuyển ಌđổi một phần diện tích cấy lúa hiệu quả thấp sang trồng cây na bở.
🐷Năm 2017, được sự hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng, người dân xã Liên Khê chuyển hướng trồng, chăm sóc na theo mô 🅠hình VietGap, mang lại giá trị kinh tế cao.
Trung bình mỗi sào bắc bộ người dân trồng 25 gốc, mỗi gốc cho sản lượng 10 đến 15 kg. Với giá bán tại vườn ở mức 50.000 đến 100.000 đồng mỗi kg, người🉐 dân nơi đây thu đượ𒁏c trên dưới 20 triệu đồng với một sào na.
"Hiện toàn xã Liên Khê bước đầu quy được vùng sản xuất na bở theo mô hình VietGap lên đến hơn 100 ha, tập trung tại thôn 2, 8 và 9", ông Giang nói🎀 và cho biết riêng gia đình ông trồng 5 ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚsào na bở.
Nhiều người dân địa🦂 phương cho hay, ưu điểm của giống na bở Liên Khê là không bị côn trùng (ruồi vàng) chích hút, làm hư hại quả như giống na dai ở một số nơi khác, do vậy họ có thể không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực 🍌vật.
Na bở Liên♍ Khê có hương bị đặc trưng, thơm, ngọt và múi to. Hiện huyện Thủy Nguyên đang lên kế hoạch nhân rộng mô hình trồng na bở ra một số xã khác như Lại Xuân, Lưu Kiến.