Cây ngô sẽ là cây trồng biến đổi gene đầu tiên trồng trên diện rộng ở Việt Nam trong 3 năm tới. Ảnh: N.H. |
Thông tin trên được t🦩iến sĩ Nguyễn Trí Ngọc, Cục Trưởng Cục Trồng trọt cho biܫết tại hội thảo “Công nghệ sinh học - hướng phát triển cho tương lai”, do Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hôm qua.
Dự kiến năm 2015, Việ𒁃t Nam sẽ đưa vào sản xuất cây trồng biến đổi gene (Genetically Modifiᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚed -GM), đầu tiên là giống ngô.
Các giống ngô GM được khảo nghiệm tại Việt Nam gồm kháng sâu đục thân và kháng thuốc diệt cỏ, có giống kết hợp cả hai loại này. Ngô GM khả năng chống chọi sâu bệnh (sâu đục thân) và thuốc trừ cỏ cho năng suất cao hơn. Thực tế trên đồn⛄g ♊ruộng gần như không có sự khác nhau giữa giữa ngô GM và ngô bình thường.
Ông Ngọc khẳng định chủ trương của Việt Nam trong phát triển GM là thận trọng, tiếp nhận và ứng dụng có chọn lọc 🔯những thành tựu khoa học GM của thế giới.
Theo tiến sĩ Dương Hoa Xô, Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TP HCM, thành viên Hội đồng an toàn sinh học về cây𝔍 trồng biến đổi❀ gene, Hội đồng đã có kết quả đánh giá an toàn sinh học về ngô GM sau khi trồng khảo nghiệm trên đồng ruộng.
K𝕴ết quả sẽ trình lên Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong thời gian tới. Nếu được Bộ thông qua, Hội đồng an toàn sinh học cấp quốc gia thuộc Bộ Tài Nguyên và Môi trường tiếp tục thẩm định.
Tuy nhiên, ông Xô cho rằng, một số chỉ tiêu cơ bản trên đồng ruộng chưa thể giải quyết và trả lời được hết các nguy cơ rủi ro có thể xảy r💦a đối với sức khỏe và môi trường sinh thái. Ngay cả khi được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học thì đơn vị cung🍰 cấp giống cây chuyển gene vẫn phải tiếp tục theo dõi, đánh giá các nguy cơ có thể xảy ra.
Giáo sư Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Vi𒈔ện Khoa học-kỹ thuật nông nghiệp miền Nam đưa quan điểm, hiện Việt Nam chỉ mới nói đến cây trồng GM dùng cho gia súc, còn nghiên cứu về cây trồng biến đổi gene dùng cho con người, như lúa chịu hạn, chịu mặn, bổ sung thêm dinh dưỡng dù đã nghiên cứu, nhưng chỉ dừng ở phòng thí nghiệm.
Ông Paulo Paes de Andrade đến từ Đại học liên bang Pernambuco của Brazil, đồng thời là thành viên Ủy ban an toàn sinh học nước này nóღi, để đánh giá GM có an toàn hay không, cần phải có nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực, bộ, ngành ngồi lại với nhau.
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, hướng phát triển GM sẽ giúp tăng năng suất cây trồng, nhất là ở một nước nông nghiệp như Việt Nam🅺, nhưng vẫn nhập khẩu hàng trăm nghìn tấn ngô, đậu nành, hàng triệu tấn lúa 🧸mỳ.
Đất Việt