Các nước nhỏ hơn tại Nam Á như Nepal, Maldᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚives và Sri Lanka, luôn phải tìm cách "dĩ hòa vi quý" giữa Ấn Độ, quốc gia có tầm ảnh hưởng lâu năm trong khu vực, và Trung Quố✱c, đất nước đầu tư ngày càng nhiều cho họ.
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng vụ đụng độ đẫm máu ở khu vực biên giới tranh chấp giữa binh sĩ Ấn - Trung hôm 15/6, khiến 20 lính Ấn Độ thiệt mạng, sẽ khiến việc duy trì thế trung lập trở nên khó khăn hơn, trong bốiꦗ cảnh nhiều người tại Ấn Độ kêu gọi xem xét lại về căn bản mối quan hệ với Trung Quốc.
"Nhiều quốc gia t🦹rong khu vực đang đánh giá lại mối quan hệ với Trung Quốc. Căng thẳng ngày càng nghiêm trọng giữa New Delhi và Bắc Kinh đã làm thay đổi cán cân quan hệ, khi 🌟các nước trở nên sợ hãi và lo lắng hơn với Bắc Kinh", Geeta Kochhar, trợ lý giáo sư tại Đại học Jawaharlal Nehru ở Ấn Độ, nhận định.
Theo Kochhar, các nước Nam Á đã bắt đầu suy nghĩ lại♈ về Trung Quốc từ trước đó, khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bùng nổ và trong đại dịch Covid-19. Bắc Kinh bị cáo buộc che giấu mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh trong giai đoạn đầu, ảnh hưởng tới công tác chống dịch tại nước khác.
Các chỉ huy quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đã thống nhất rút lính khỏi khu vực biên giới t🃏ranh chấp nhằm giảm căng thẳng, theo các nguồn tin từ Ấn Độ. Tuy nhiên, người Ấn Độ dường như vẫn không khỏi tức giận sau vụ ẩu đả. Chính phủ Ấn Độ quyết định cấm 59 ứng dụng trên điện thoại của Trung Quốc, giữa làn sóng kêu gọi tẩy chay hàng hóa và hạn chế đầu tư của nước láng giềng.
Bhutan, một quốc gia trong khu vực dãy Himalaya, nằm giữa Trung Quốc ở phía bắc và Ấn Độ phía nam, cũng căng thẳng với Bắc Kinh về dự án môi tr🐈ường tại khu bảo tồn động vật hoang dã Sakteng (S♉WS).
Tại hội nghị của Quỹ Môi trường Toàn cầu (🌺GEF) tháng trước, đại diện Trung Quốc bất ngờ tuyên bố khu bảo tồn SWS nằm trong khu vực tranh ch𒅌ấp giữa Bhutan và Trung Quốc. Điều này khiến cả hội đồng GEF bị sốc, bởi SWS nằm trong vùng lãnh thổ có chủ quyền của Bhutan, thuộc huyện Trashigang ở phía đông nước này, giáp biên giới Ấn Độ và Trung Quốc.
Jeff Smith, nhà nghiên cứu khu vực Nam Á tại Quỹ Di sản ở Washington, Mỹ, cho biết Bắc Kinh trong hai tháng qua đã đưa ra những tuyên bố đòi chủ quyền✃ hoàn toàn mới tại thung lũng Galwan, nơi bꦇinh sĩ Ấn - Trung đụng độ, và "một vùng đất rộng lớn phía đông Bhutan".
"Trung Quốc từng có lúc dường như cố gắng lấy lòng Bhutan và chia rẽ mối quan hệ giữa họ với Ấn Độ. Tuy nhiên, tuyên bố đòi chủ quyền khu bảo tồn Sakteng gần đây có lẽ sẽ chấm dứt nỗ lực đó, khi các 'chiến lang' một lần nữa tỏ ra nôn nóng, làm suy yếu chính sách ngoại giao thận trọng hơn mà Trung Quốc duy trì nhiều thập kỷ qua", 🙈Smith nhận xét.
Tuy nh༒iên, theo chuyên gia này, Thimphu và những quốc gia khác ở Nam Á vẫn sẽ tìm cách duy trì quan điểm trung lập nhất có thể, nhằm tránh chọc giận Bắc Kinh hoặc New Delhi. Các nước như Sri Lanka hay Maldives ít có khả năng ủng hộ lời kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc của Ấn Độ, bởi họ vừa thiếu động lực, vừa không đủ tiềm lực kinh tế để làm vậy, Smith giải ༒thích.
Kochhar chỉ ra rằng những nước Nam Á nhỏ hơn, đặc biệt là Nepal và Bhutan, hai quốc gia 🌸chung biên giới với cả Ấn Độ và Trung Quốc, lâu nay phải cân bằng giữa hai cường quốc sở hữu vũ khí hạt nhân. Họ p▨hụ thuộc chặt chẽ vào New Delhi trong vấn đề an ninh, nhưng gần đây lại mở cửa với những cơ hội kinh tế từ Bắc Kinh.
"Tuy nhiên, không có gì là miễn phí. Họ sẽ phải đối mặt với những thách thức trong việc đưa ra lựa chọn vì tương la💃i, đặc biệt khi Ấn Độ và Trung Quốc đang chuyển sang đối đầu ngày càng quyết liệt, thay vì chỉ cạnh tranh như trước đây", Kochhar cho hay.
Nhữ🌠ng năm qua, Bắc Kinh đã mở rộng sự hiện diện tại Nam Á, thông qua các khoản đầu tư thuộc sáng kiến Vành đai và Con đường, nhằm xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng xuyên lục địa, đồng thời thúc đẩy quan hệ chính trị với các nước đang tìm cách thoát khỏi "cái bóng" của Ấn Độ, như Nepal và Sri Lanka.
Zhang Jiadong, cựu nhà ngoại giao Trung Quốc tại Ấn Độ, hiện là giáo sư tại Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải, cho biết vấn đề biên giới giữa Trung Quốc và Bhutan không thể giải quyết dễ dàng, do sự can thiệp của Ấn Độ vào các cu🔴ộc đàm phán giữa họ.
Ông đánh giá tầ🃏m ảnh hưởng của Ấn Độ tại Nam Á khiến một số nước lo lắng 🐭khi xích lại gần Trung Quốc hơn. Tuy nhiên, mối quan hệ ngày càng xấu đi giữa New Delhi và Bắc Kinh "không nhất thiết" đồng nghĩa với việc các nước buộc phải chọn phe.
"Chừng nào sự cân bằng quyền lực giữa Trung Quốc và Ấn Độ còn tồn tại, vẫn sẽ cꩵó những 'khoảng hở' cho các nước Nam Á. Đương nhiên, không quốc gia nào muốn bị những nước láng giềng quyền lực kiểm soát. Tuy nhiên, các nước Nam Á không nhất thiết phải quay lưng với Bắc Kinh khi quan hệ Ấn – Trung xấu đi", Zhang nhận định.
Trái với những phát ngôn gay gắt từ Bắc Kinh và New Delhi, chính phủ các nước Nam Á đã thể hiện thái độ khá trung lập về tranh chấp biên giới Ấn - Trung. Bộ Ngoại gia🗹o Nepal hôm 20/6 bày tỏ tin tưởng rằng "những nước láng giềng thân thi💃ện" của họ có thể giải quyết bất đồng trong hòa bình.
Nischal Pandey, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nam Á ở Nepal, cho biết Kathmandu sẽ không thể nghiêng hẳn về phía Bắc Kinh hay New Delhi, bởi điều này sẽ "gây nguy hiểm ngay lập tức" cho sự toàn vẹn lãnh thổ của họ. Trong chiến tranh biên giới Ấn - Trung nไăm 1962, Nepal không cho phép bên nào sử dụng lãnh thổ và không phận của họ.
Asanga Abeyagoonasekera, cựu giám đốc Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia Sri Lanka, cho biết nước này chịu tác động lớn sau khi xích mích giữa Ấn Độ và Trung Quốc mở rộng sang lĩnh vực thương mại. Ấn Độ đã "đóng băng" một số hợp đồng với các công ty Trung Quốc, đồng thời trì hoãn thông quan đối với hàng hóa Trung Quốc, bao gồm cả những lô hàng tới từ nơi khác trong khu vꦡực.
"Tất cả động thái đó sẽ ảnh hưởng tới sự ổn định của khu vực, đặc biệt với những quốc gia như Sri Lanka. Xung đột Ấn - Trung sẽ chỉ khiến không gian chiến lược của Sri Lanka bị thu hẹ𓆉p, do họ muốn 💛tiếp tục duy trì quan hệ kinh tế chặt chẽ với cả hai nước", Abeyagoonasekera nói.
Trung Quốc và Mỹ, cũng như Ấn Độ, đang cạnh tranh tầm ảnh hưởng chiến lược tại Ấn Độ Dương, nơi có các tuyến giao thương chủ chốt, đặc biệt đối với ngành dầu khí thế giới. Đối với Sri Lanka, vị trí địa lý chiến lược tron🐼g "tam giác quyền lực" này đồng nghĩa vớ⛦i việc họ sẽ chịu ngày càng nhiều áp lực từ bên ngoài trong những năm tới.
"Việc duy trì thế cân bằng là điều cần thiết. Quan hệ tích cực♛ với cả Ấn Độ và Trung Quốc có thể đem lại lợi ích. Quay lưng với một trong hai sẽ dẫn tới những ✨hậu quả khôn lường", Abeyagoonasekera nhận định.
Ánh Ngọc (Theo SCMP)