Bùi Minh Đức, 30 tuổi, hiện là sinh viên ngành Truyền thông tại Đại học Clark, Massachussetts, Mỹ, theo chương trình Fulbright, học bổng💜 toàn phần do Chính phủ Mỹ tài trợ.
Từ trải nghiệm bản thân,ไ Minh Đức rút ra năm điều nên tránh khi ứng tuyển học bổng này.
Thông tin cá nhân thiếu trung thực
Không riêng học bổng Fulbright, mọi học bổng đều ಞđánh giá cao sự trung thực của ứng viên🦄. Vì thế, việc đưa ra thông tin không chính xác có thể trở thành điểm trừ của ứng viên.
Ví dụ, trong thời điểm nộp học bổng Fulbright, bạn đang làm công việc nayf nhưng vài tháng sau, bạn đổi sang công việc khác. Nếu việc chuyển đổi ảnh hưởng tới mục tiêu học tập, bạn꧅ nên chia sẻ thành thật khi đ🔯ược hỏi.
Không hiểu rõ tính chất của học bổng
Fulbright được coi là một học bổng potential-based (đánh giá ứng viên dựa trên tiềm năng) thay 🏅vì tập trung vào leadership-based (dựa trên khả năng lãnh đạo) hay merit-based (dựa trên năng lực học vấn). Học bổng Fulbright muốn nhìn rõ tiềm năng, trong đó có khả năng lãnh đạo của một ứng viên và những đóng góp cho Việt Nam cũng như mối quan hệ Việt Nam - Mỹ sau khi kết thúc chương trình học tập.
Vì vậy, trong bài luận, thay vì tập trung khoe thành tích đã đạt được như lãnh đạo tổ chức A hay quản lý chương trình B, ứng viên nên dành một phần nội dung để nói về điều này. Rất nhiều cựu học giả Fulbright chia🔥 sẻ rằng họ có thành tích bình thường nhưng vẫn chinh phục được học bổng khi thể hiện được mình có thể làm gì và đóng góp như thế nào trong tương lai.
Chọn ngành học dàn trải
Fulbright không giới hạn về ngành học. Hồ sơ ứng viênꦑ nộp và nhận học bổng Fulbright trải rộng trên nhiều lĩnh vực. Đây là điểm khiến Fulbright được nhiều ứng viên yêu thích so với một số học bổng khác.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên chọn ngành học quá dàn trải. Điều này giúp bạn thể hiện với ban giám khảo rằng mình đang tâm huyết với một vấn đề cụ thể tại Việt N🎉am♐ và ngành học mình chọn phù hợp với công việc đang làm. Hơn nữa, việc chọn một ngành học mục tiêu cũng giúp bạn kể câu chuyện của bản thân dễ dàng hơn.
Ví dụ, giáo dục là một lĩnh vực rất rộng và mỗi ứng viên lại có một mối quan tâm khác nhau như giáo dục tích hợp, thiết kế nội dung giảng dạy, giáo dục cho trẻ đặc biệt.... Bạn thậm chí có thể đi sâu hơn nữa ở từng mối quan tâm. Điều cần làm song song với việc này là tìm hiểu những nơi có thể đào tạo chương trình mà bạn mong muốn, tránh tự hạn chế cơ hội🦩 của mình vì ít nơi đào tạo.
Thiếu kiến thức về ngành học
Thường sẽ có hai kiểu thiếu kiến thức về ngành học. Một là những ứng viên lựa chọn ngành học không phù hợp với công việc trước đây đã từng làm nhưng quyết định thay đổi vì tin rằng Fulbright sẽ ưu tiên cho một số ngành nh𒈔ất định. Những ứng viên như vậy sẽ bộc lộ điểm yếu rất rõ trong quá trình phỏng vấn hoặc ngay cả trong phần hồ🎉 sơ khi không thể giải thích hợp lý sự thay đổi mục tiêu công việc và học tập của bản thân.
Hai là những ứng viên không chuẩn bị kỹ để nói về chuyên môn của mình. Đôi khi chúng ta chỉ nhìn được một phần nhỏ của vấn đề trong khi nhiều câu hỏi ở vòng phỏng vấn sẽ mở rộng hơn để đánh giá tầm nhìn của ứng viên. Ví dụ, bạn lựa chọn ngành truyền thông về phát triển, người phỏnꦐg vấn có thể hỏi bạn đánh giá thế nào về vấn đề này tại Việt Nam. Dù không quá đánh đố nhưng ứng viên cần nghiên cứu, chuẩn bị trước để trả lời tốt.
Tham khảo quá nhiều người
Từ kinh nghiệm cá nhân, tôi thấy việc hỏi ý kiến quá nhiều người là không cần thiết༺, đôi khi còn phản tác dụng k✃hiến bạn hoang mang, lo lắng, bị ngợp vì mỗi người sẽ đưa ra quan điểm khác nhau. Điều này cũng tương tự như việc sửa bài luận. Khi nghe nhiều người góp ý, việc sửa bài luận có thể khiến nội dung thay đổi nhiều so với dự định ban đầu, trong khi "authenticity" - tính nguyên bản, lại là một tiêu chí đánh giá quan trọng của học bổng Fulbright.
Thay vào đó, bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp một cách có chiến lược. Ví dụ, nếu chọn hai người đọc bài luận, bạn có thể tìm một người hiểu rõ về công việc bạn đang làm và một người ngoài ngành học để có cái nhìn mới mẻ hơn. Điều quan trọng là từ những góp ý của mọi người, ꦺbạn cần có chính kiến để biết nên thay đổi ha🅠y giữ lại nội dung gì.
Bùi Minh Đức