"Chuyện ngả lưng ghế trên máy bay là quyền lợi của mỗi hành khách cho dù người ngồi sau có là ai. Theo luật, chỉ khi máy bay cất cánh và hạ cánh thì ﷽hành khách mới được yêu cầu dựng thẳng lưng ghế, còn lại làm 💞gì là quyền của họ. Nếu bạn thấy khó chịu thì có thể mua vé hạng thương gia để không bị ai làm phiền.
Tôi cũng từng cãi nhau với một hành khách người Phần Lan, trên chuyến bay từ Bangꦐkok (Thái Lan) đi Napoli (Italy), transit ở Phần Lan. Ông ta nhất quyết không cho tôi ngả lưng ghế tronꦦg suốt chuyến bay dài hơn 12 tiếng đồng hồ. Mặc dù tiếp viên đã giải thích về quy định với hành khách kia nhưng ông ta vẫn tỏ ý khó chịu và liên tục đạp chân lên lưng ghế của tôi để trả đũa. Quả thực, nhiều người đi máy bay nhưng ý thức không chấp nhận được".
Đó là chia sẻ của độc giả Duy Anh xung quanh những tranh cãi về việc có được ngả lưng ghế trên máy bay? Theo quy định của các hãng bay trên thế giới, hành khác🍰h chỉ phải dựng thẳng lưng ghế khi máy bay cất, hạ cánh hoặc qua vùng nhiễu động. Còn lại, ngay cả trong thời gian phục vụ ăn uống, nếu hành khách từ chối ăn thì vẫn được ngả lưng ghế.
Ủng hộ quan điểm hành khách có quyền ngả lưng ghế nếu không có thông báo đặc biệt từ tổ bay, bạn đọc Lê Hoàn b🐼ình luận: "Chuyện ai đó ngả lưng ghế máy bay có rất nhiều lý do. Ví dụ, hôm trước bạn thức đêm, hôm sau lên máy bay, muốn ngả lưng nghỉ ngơi một chút, đó là điều hoàn toàn chính đáng. Hoặc bạn bị đau lưng, không thể ngồi thẳng nên cần phải ngả lưng ghế cho dễ chịu, cũng chẳng ai có thể ngăn cấm.
Mặc dù chuyến bay ngắn chỉ tầm một tiếng, hay bay chuyến bay dài tới sáu tiếng, thì ghế máy bay đã được thiết kế để hành khách có thể ngả xuống nên đó là quyền ಌcủa người sử dụng ghế. Nếu𓄧 là người lịch sự thì chỉ cần thông báo với người ngồi sau trước khi làm là được, chứ không cần phải xin xỏ ai hết".
>> Gia đình Việt tranh giành chỗ xuống máy bay
Trong khi đó, cho rằng hành động ngả lưng ghế trên máy bay cần đặt trong văn hóa ứng xử văn minh, độc giả Trang nhận định: "Tất nhiên, ngả lưng ghế là quyền lợi của hành khách đi máy bay, nhưng nên nhớ người ngồi sau cũng mất tiền mua vé để có một chỗ ngồi. Thế nên, dù làm gì bạn cũng nên tôn trọng người khác bằng cách cư xử lịch sự. Tôi từn🎶g có trải nghiệm đi máy b🍎ay của nhiều hãng trong nước, thấy rất nhiều người ngả lưng ghế một cách quá đà, không thèm nghĩ cho người ngồi sau.
Hoặc có nhiều bố mẹ không trông coi con cái, để trẻ thường xuyên đạp vào ghế của người ngồi trước; liên t𒁏ục nghịch ngợm, ngả lưng ghế làm phiền người phía sau. Văn minh, lịch sự cần phải được răn dạy từ trường học và gia đình khi còn nhỏ, 🐷mà cái này lại đang thiếu trong xã hội ngoài kia".
Nói câu chuyện ý thức khi đi máy bay, bạn đọc Philip Viet lấy dẫn chứng: "Ngả lưng là quyền lợi của người ngồi trước, trừ những lúc tiếp viên yêu cầu khách dựng thẳng lưng ghế như lúc ăn uống, cất cánh, hạ cánh. Một số lần đi máy bay, tôi chủ động không ngả🐎 lưng ghế quá nhiều vì ngồi phía sau là một nam hành khách người Mỹ rất to con. Sẽ rất tội nếu tôi lại chiếm thêm một ít không gian của anh ta.
Nhưng ngược lại, nhiều người ngồi ghế phía trước tôi lại rất bất lịch sự. Ngay cả khi ăn, họ vẫn ngả lưng ghế hết cỡ, choán chỗ của tôi. Đáng nói là họ lại là một cặp đôi trẻ người Việt chứ không phải những người già cả hay trẻ con. Nói chung, làm gì cũng nên lịch sự, đừng gây khó chịu ch🍌o người khác".
- Vị khách hằn học khi bị tôi nhắc tắt điện thoại trước chuyến bay
- Những người đi máy bay vô ý thức
- Thói quen xấu khi đi máy bay của nhiều người Việt
- Hành khách Việt 'buộc phải thông cảm' khi chuyến bay liên tục delay
- 'Hành khách Việt bị đối xử thiếu công bằng khi chuyến bay liên tục delay'