Điểm nóng của kinh tế vĩ mô năm 2010 là lạm phát, với chỉ số giá tiêu dùng cả năm tăng tới 11,75%. Giá cả của nhiều mặt hàng leo tháng là nỗi lo canh cánh của nhiều người dân. Tuy nhiên, trong rổ hàng hóa để tính chỉ số giá tiêu dùng, bưu chính viễn thông là nhóm duy nhất giảm 6%, với sự đóng góp mạnh mẽ của ngành thông tin di động. Trong năm, cước thông tin di động trong nước giảm mạnh, 10-15% tùy từng gói dịch vụ.
EVN Telecom là hãng viễn thông tiên phong chọn nhà đầu tư chiến lược là một công ty mạnh trong nước. Ảnh: EVN Telecom |
Ở lĩnh vực cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn, tổng công ty lớn thường tìm đối tác chiến lược nước ngoài và coi đây là đòn bẩy mới cho sự phát triển. Thế nhưng, năm 2010, một sự kiện bất ngờ đã xảy ra khi hãng viễn thông điện lực (EVN Telecom) chọn FPT – một công ty trong nước, làm đối tác chiến lược, thậm chí là nắm quyền kiểm soát chi phối. Đây là điều nằm ngoài dự đoán của các chuyên gia ꦕtrong ngành🌠, bởi bản thân EVN Telecom ban đầu cũng định chọn một tập đoàn nước ngoài.
Trên thực tế, thị trường thông tin di động Việt Nam không phải là mảnh đất thuận lợi cho các công ty nước ngoài. Với sự trợ giúp của các hãng viễn thông khổng lồ, danh tiếng nước ngoài nhưng các mạng như S-Fone, Vietnamobile, Beeline đều rất chật vật trong cạnh tranh với nhà mạng nội địa. Thậm chí, SK Telecom - đối tác ngoại trong S-Fone, còn rút khỏi việc điều hành mạng di động và dự kiến bán lại phần vốn góp 🧸của mình cho đối tác tron🐎g nước
Các hãng viễn thông trong nước tiếp tục đổ hàng chục nghìn tỷ đồng vào di động. Ảnh: Hoàng Hà |
Năm 2010, thương hiệu viễn thông của các công ty thuần Việt 100% cũng chiếm ưu thế tuyệt đối so với các hãng có yếu tố ngoại. Kết quả điều tra về những thương hiệu viễn thông hàng đầu Việt Năm năm 2010 của hãng nghiên cứu thị trường nổi tiếng thế giới AC Nielsen đã chứng minh điều này. 7 ♔trong số 8 thương hiệu xếp đầu là thuần Việt, với 3 vị trí dẫn đầu lần lượt là MobiFone, Viettel, FPT. Trong top 10 thương hiệu tiêu dùng hàng đầu Việt Nam, 2 thương hiệu viễn thông nội địa cũng gó𒁃p mặt với vị trí thứ 4 của MobiFone và thứ 8 là Viettel.
Ngoài ra, khi các hãng nước ngoài bắt đầu dè dặt đầu tư tiếp vào Việt Nam trong lĩnh vực viễn thông bởi khó thu l🌸ợi nhuận, thì các công ty trong nước tiếp tục đổ tiền vào đây rất mạnh. Các mạng di động lớn như MobiFone, VinaPhone, Viettel tiếp tục rót hàng chục nghìn tỷ đồng vào mạng 2G và 3G để khai thác đoạn thị trường còn lại. Tập đoàn Viettel còn tiên phong khai thác thị trường ở nước ngoài ꦓvới việc mở mạng di động tại Lào, Campuchia, Haiti và sắp tới là Mozambique.
Khánh Linh