Sean Davison, nhà vận động hợp pháp hóa quy🏅ền trợ tử ở Nam Phi, hôm nay được trả tự do. Nă🍬m 2019, ông bị kết án ba năm quản thúc tại gia.
"Tôi chắc chắn không hối hận về những g♛ì mình đã làm", Davison nói khi đứng trên bậc thang Tòa án Tối cao Cape Town. "Tôi đã giúp ba người đau khổ đến không thể chịu nổi và không có hy vọng hồi phục, những người đã quyết tâm chết và họ không có khả năng tự kết liễu cuộc sống của mình".
Davison, 59 tuổi, giáo sư ngành công nghệ sinh học Đại học W⛎estern Cape, sáng lập viên tổ chức từ thiện chết nhân đạo Dignity SA, bị bắt hồi tháng 9/2018 với cáo buộc giết người vì trợ ⭕tử cho ba người. Một người là bạn của ông, liệt tứ chi, một người mắc bệnh thần kinh vận động, còn người thứ ba là vận động viên ba môn phối hợp bị liệt sau khi ngã xe lúc luyện tập.
Năm 2011, Davison từng đối mặt cáo buộc tương tự ở New Zealand, nơi ông sinh ra. Ông bị quản thúc tại gia 5 tháng ở New Zealand vì trợ tử cho mẹ ông, 85 tuổi, bằng cách cho bà uống đồ chứa viên morphin nghiền nát. Thẩm phán sau đó nhận định hành động của Dꦛavison thúc đẩy bởi♏ "lòng trắc ẩn và tình yêu thương", không phải vì lợi ích cá nhân.
Davison cho hay ba năm bị quản thúc ở Nam Phi đã tiếp thêm năng lượng cho ông đấu tranh mạnh mẽ hơn vì quyền được chết. Năm 2016, Tòa phúc thẩm Tối cao Nam Phi lật lại một phán quyết, đồng ý cho một người được quyền trợ ꦬtử và mở hướng hợp pháp hóa cái chết nhân đạo.
"Trong lúc tôi bị quản thúc tại gia, một số quốc gia đã thay đổi luật", Davison nói, nhắc tới Australia, Tây Ban Nha và Mỹ. "Thay đổi đang d🧔iễn ra khắp thế giới. Trường hợp của tôi tiếp tục làm nổi bật vấn đề này tại Nam Phi và hy vọng các chính trị gia sẽ ngồi lại, lắng nghe và cảm nhận tâm tình của người dân cả nước".
Davison cho hay đã bỏ lỡ nhiều dịp đưa con gái 5 tuổi đi chơi công viên và dự định đưa gia đình đi lặn biển vào🗹 21/6 để kỷ niệm ngày tự do. Ông nói thêmꦑ quản thúc tại gia "đỡ hơn rất nhiều so với đi tù".
Hồng Hạnh (Theo AFP)