Thứ tư, nhìn nhận sự cần thiết của việc học:
Tôi cũng đang là sinh viên, cũng từng suy nghĩ như em trong clip. Tại sao lại phải học nhiều thế, học những cái mình không ứng dụng khi ra làm việc. Nhưng sau 1 thời gian dà✅i học đạ𒁃i học, tôi mới nhận ra: đầu óc của mỗi người là khác nhau, vậy nên không thể dạy cho mỗi người cách tư duy như thế nào. Và không thể có 1 phương pháp tư duy chung nào cho tất cả mọi người.
Việc học, học nhiều, cũng giống như là để bản thân tự dạy cho chính mình cách tư duy, các học tập, cách làm việc. Để sau này kh๊i tiếp cận với bất cứ công việc nào, mình cũng có t🤪hể học được, làm được.
Bởi vậy mà việc làm trái nghề, học 1 đường làm 1 nẻo, nhưng người ta vẫn làm tốt. Những người học đại học thường khả năng nắm bắt, tư duy tốt hơn hẳn những người học cao đẳng, trung cấp. Khi học, chúng ta tưởng nó vô bổ, nhưng nó lại đang gián tiếp hoàn thiện dần bản thân mỗi người.
Người Việt có câu: “người có học có khác”. Tức là khi hệ thống giáo dục mầm non, tiểu học kém + xã ꦍhội chưa có văn hóa tốt + khả năng tiếp cận tri thức hạn chế thì việc học ở trường chính là việc dạy văn hóa, đạo đức cho mỗi con người.
Học càng lâu, văn hóa của mỗi con người càng đi lên. Tôi dám cá rằng, nếu bỏ hết các môn đạo đức, giáo dục công dân đi thì người học hết đại học vẫn hơn người học hết lớp 9 mọi mặt từ ứng xử, giao tiếp, văn hóa, đạo đức…
Thứ 5, nhìn nhận về con người Việt Nam:
Thật sự con người Việt trải qua hàng nghìn năm văn hiến, nhưng cũng tích lũy không ít thói xấu và những quan niệm, tư tưởng rất cứng nhắc. Ví dụ như: “một♍ người làm quan, cả họ được nhờ”.
Ai cũng muốn học,🐬 muốn làm thầy, chứ chẳng ai muốn làm thợ. Ở Việt Nam hiện tại, các trường nghề vẫn nh✨ận học sinh lớp 9. Một người bà con của tôi học hết lớp 9, thi trượt cấp 3, xin vào học nghề mộc, vẫn ổn, vẫn tốt.
Sau khi học xong phổ thông, có trường trung cấp, cao đẳng đầy ra đó, tại sao cứ phải cố vào đại học. Hoặc thậm chí vào cao đẳng rồi, vẫn cố liên thông lên đại học, cứ thích làm thầy thiên hạ, trong khi điểm thi 3 môn đại học chưa nổi điểm sàn.
Cũng do chữ nghèo mà ra. Ở các nước phát triển, cảm thấy không học được nữa thì họ không học. Họ làm công nhân, bán hàng rong cũng đủ sống. Về già nhà nước chăm sóc đầy đủ. Còn ở Việt Nam, phải học, bằng cấp, làm cử nhân, kĩ sư thì mới đủ sống, về già mới có lương hưu. Không thì về quê mà cày ruộng, về già trông chờ vào con cháu.
Khi tư duy con người Việt như thế, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giáo dục. Đa phần các gia đình sẽ đẩy con, cháu của mình vào các ngành nghề dễ kiếm tiền, các ngành hot theo trào lưu xã🌄 hội.
Vậy nên nếu cho học sinh tự do lựa chọn môn học, thì hệ quả tất yếu là các môn tự nhiên được ưu tiên, còn các môn xã hội sẽ rất ít người học, rơi vào tình trạng bỏ bê, quên lãng. Đó là điều tai hại.
Kết luận lại: chung quy cũng💫 vì một chữ "nghèo" mà ảnh hưởng đến cả nền giáo dục nước nhà. Nhìn giáo dục các nước ai chẳng thèm chẳng muốn. Thậm chí mình xin các nước giúp đỡ về phương pháp, họ cũng sẵn sàng giúp ấy chứ. Nhưng nước mình sao có đủ tiềm lực để làm theo các nước ấy được?
Lê Thương
Chia sẻ bài viết về giáo dục tại đây