Ngày 6/7, bác sĩ Nguyễn Viết Chung, Trưởng khoa Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện E, cho biết bệnh nhân dùng dao cắt tay để tự sát do kết quả thi không được như kỳ vọng. Gia đình đưa coཧn đến bệnh viện cấp cứu, may mắn qua nguy kịch. Hiện, trẻ tiếp tục điều trị sức khỏe tâm thần.
Theo bác sĩ Chung, sau mỗi kỳ thi, bệnh viện tiếp nhận nhiều trường hợp rối loạn tâm thần do áp lực, căng thẳng trong suốt quá trình ôn thi. Khi kết quả không như mong đợi, các em sẽ chán nản hơn và có các phản ứng cấp như stress, lo âu, mất ngủ, suy nhược thần kinh. Trường hợp nặng có thể rối loạn trầm cảm, thậm chí tự sát. Một số học sinh tìm đến các chất kích thích như bóng cười, cần sa, chất hướng thần,♎ đồ uống c🎐ó cồn... để giải tỏa tâm lý.
Trẻ bị stress thường có dấu hiệu lảng t🔯ránh, lo lắng, bồn chồn, bốc đồng, giảm tập trung, khó giải quyết vấn đề, dễ cáu gắt. Nhiều trẻ khó tin tưởng người khác, sống cô lập với xã hội, khó khăn trong học tập, chậm phát triển... Căng thẳng khiến trẻ có h🐷ành vi tự hủy hoại bản thân, hung hăng, chống đối, rối loạn giấc ngủ, ăn uống... Ngoài ra, trẻ còn dễ xấu hổ và cảm thấy tội lỗi, lòng tự trọng thấp...
Các bác sĩ khuyên gia đình cần quan tâm hơn tới con bằng cách chia sẻ, thấu hཧiểu, tâm sự. Phụ huynh không nên áp đặt tiêu chí quá cao hay có thái độ buông bỏ trước nỗ lực của trẻ. Nên chuẩn bị cho trẻ bản lĩnh đối diện với thất bại và💙 không nên quá nặng nề trước một kỳ thi.
Sau mỗi kỳ thi, gia đình nên chấp nhận thực tế, không phán xét, so sánh kết 🅠quả điểm số của con với các bạn khác. Bố mẹ nên cho trẻ tập luyện, vận động, tham gia các hoạt động ngoại khóa, ngủ đủ giấc để thư giãn, giảm tải áp lực, kiểm soát tinh thần.
Bố mẹ cần phát hiện sớm trẻ có những biểu hiện rối loạn𒉰 cảm xúc để hỗ trợ và điều trị kịp thời.
Thùy An