Kinh doanh ở Việt Nam tròn 4 năm, nhà bán lẻ quần áo Uniqlo có 22 cửa hàng ở TP HCM, Hà Nội và Bình Dương. Cũng 4 năm tuổi và khai trương cửa hàng đầu tiên cách đây 3 năm, Muji ở Việt Nam đã có 7 cửa hàng tại TP HCM 🤡và Hà Nội, tổng diện tích hơn 14.000 m2.
Điểm chung là, một phần ba đến một nửa số cửa hàng của họ đều được mở mới trong năm nay. Trong đó,𝔍 Uniqlo mở 7 còn Muji mở 3 cửa hàng từ đầu năm đến nay.
Chuyên kinh doanh hàng Nhậꦿt nhập khẩu, chuỗi bán lẻ Sakuko cũng mở mới 8 cửa hàng năm nay, đạt tổng số 42. Nhà sáng lập Cao Thị Dung nói thị trường chung có thách thức nhưng vẫn ưu tiên phát triển cửa hàng, lên 60 vào 2024.
Nhà bán lẻ Aeon thì đã cไó 8 trung tâm mua sắm sau hơn 11 năm hiện diện, hơn 1,18 tỷ USD rót vào. Họ đang gấp rút tìm kiếm thị phần ở khu vực miền Trung với kế hoạch khai trương trung tâm thương mại đầu tiên tại Huế năm sau.
Trong cuộc hợp với Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hiroshima hồi tháng 5, ông Akio Yoshida, Chủ tịch điều hành Tập đoàn Aeon cho biết sẽ phát triển khoảng 20 trung tâm༺ thương mại, tập trung kinh doanh siêu thị và vui chơi giải trí tại thị trường l༒ớn nhất Đông Nam Á của công ty.
Năm 2023 vốn không phải là thời điểm sức mua sôi động. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng chỉ tăng 6,9% so với cùng kỳ 2022, sau khi trừ yếu tố tăng giá. Cùng giai đoạn này năm 2022, ⛎mức tăng đến16,𓆏7%, hay các năm 2018, 2019 (trước dịch) đều tăng trên 9%.
Điều gì khiến các nhà bá♓n lẻ Nhật Bản vẫn hào hứng mở rộng?
Đầu tiên, tình hình kinh doanh của giới bán lẻ Nhật Bản vẫn tốt. Trong quý II năm tài chính 2023 (tháng 5 đến tháng 8), lợi nhuận h🍎oạt động của Aeon Mall tại Việt Nam gần 2 tỷ yen (13,4 triệu USD), tăng hơn 500 triệu yen (3,3 triệu USD) so với ꦕkết quả 1,45 tỷ yen (9,7 triệu USD) cùng kỳ 2022 trong bối cảnh "tăng trưởng kinh tế chậm lại cho bởi nhu cầu yếu và thiếu điện", theo báo cáo của Aeon.
Bà Cao Thị Dung nói thị trường kinh doanh năm nay có phần ảm đạm nhưng Sakuko vẫn duy trì tăng trưởng doanh số 15%. Phía Uniqlo không chia sẻ kết quả cụ 🍨thể song Tổng giám đốc Uniqlo Việt Nam Nishida Hideki nói kết quả "vẫn phù hợp với kế hoạch phát triển dài hạn". Trong khi, ông Tetsuya Nagaiwa, Tổng giám đốc Muji Retailꦦ Việt Nam nói "tăng trưởng đều".
Thứ hai, cũng là một phần lý do cho giới bán lẻ Nhật Bản làm ă𒉰n thuận lợi là sự đón nhận của người tiêu dùng. Trong 10 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu từ nước này hơn 17,7 tỷ USD, chỉ đứng sau Trung Quốc và Hàn Quốc, theo Tổng cục Hải quan. Đó là chưa kể hàng thương hiệu Nhật gia công tại nước khác.
Theo phân tích của hãng nghiên cứu Q&Me, "Made in Japan" là 🔯xuất xứ được yêu thích hàng đầu của người Việt. Khảo sát trong nhóm khách hàng trẻ, có 58% người được hỏi thích ôtô, hàng điện tử, và 22% quan tâm thời trang Nhật Bản.
"Sự thịnh vượng trong mối quan hệ Việt Nam và Nhật Bản giúp chúng tôi n🌼âng cao uy tín thương hiệu trong mắt người tiêu dùng. Đặc biệt,𒆙 niềm tin về chất lượng Nhật Bản với người Việt luôn ở mức cao", ông Tetsuya Nagaiwa nói.
T💎hứ ba, Việt Nam vốn là điểm đến dài hạn của các nhà bán lẻ. Ông Tetsuya Nagaiwa cho rằng thị trường hấp dẫn bởi nhiều lý do, từ nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh, dân số đông, ổn định chính trị. "Đặc biệt, người Việt Nam rất cởi mở và sẵn sàng chấp nhận những thứ mới", ông chỉ ra.
Không chỉ mở rộng mạng lưới, các nhà bán lẻ dần bám rễ sâu hơn, thông qua mở rộng sản xuất, cung ứng tại chỗ. Nói với VnExpress gần đây, ông Nishida Hideki cho biết Việt Nam thuộc nhóm sản xuất chủ chốt ở châu Á của Un🌺iqlo, riêng hệ thống tại thị trường này có 50% sản phẩm làm ra bởi ngườဣi Việt.
Tập đoàn Ryohin Keikaku - mẹ của Muji Việt Nam, cũng có nhiều nhà máy đối tác tại chỗ. Tỷ lệ hàng nội địa đang chiếm khoảng 30% trong chuỗi này ở🍌 Việt Nam. Ví dụ, đối với gỗ cao su ở Việt Nam, họ dành gần 2 năm để nghiên cứu và kiểm nghiệm trước khi đưa vào quy trình sản xuất. Ông Tetsuya Nagaiwa nói doanh thu từ bộ sưu tập gỗ cao su góp hơn 20% vào tổng doanh thu ngành hàng nội thất.
Hay trong độ🍰ng thái gần đây, Sojitz Corporation đã hoàn tất thâu tóm Đại Tân Việt (New Viet Dairy) - nhà nhập khẩu, phân phối nguyên liệu sữa, các sản phẩm từ sữa lớn nhất Việt Nam. Vào Việt Nam từ 1986, Sojitz có một loạt công ty sản xuất và dịch vụ, và sở hữu chuỗi cửa hàng tiện lợi MiniStop.
Bên cạnh đầu vào, các♔ nhà bán lẻ Nhật cũng đang tìm cách củng cố chỗ đứng trong tâm trí khách hàng. "Trong những biến đổi khôn lường của thị trường, chúng tôi càng ý thức rõ hơn việc làm thế nào để trở nên hữu ích và hữu dụng cho đời sống người Việt", 🅷ông Tetsuya Nagaiwa nói.
Muji tạo gắn kết bằng chương trình phiên chợ cộng đồng hay bày bán sản phẩm địa phương, từ hạt khô, trái cây sấy, cà phê tới gia vị nấu ăn. Hơn 40% sản phẩm ngành hàng thực phẩm đến từ các thương h🐻iệu Việt. Ở cửa hàng Hoàn Kiếm, không gian trưng bày Uniqlo kết hợp văn hóa Việt Nam và Nhật Bản. Đây cũng là nơi duy nhất trong hệ thống có bán cà phê, xuất xứ Việt Nam.
Sakuko thì gần đây quyết định tái định vị, mở rộng từ ngành hàng mẹ và bé sang 6 ngành hàng khác: mỹ phẩm, thực phẩm, thời trang, đồ gia dụng, văn phòng phẩm, chăm sóc sức khỏe. Đại diện đơn vị này nói đây là chiến lược định vị ngành hàng (Essential Lifestyle Enhancing), tập trung h༒àng tiêu dùng thiết yếu.
Ngoài ra, tận dụng cảm tình với văn hóa Nhật Bản, không gian mua sắm cũng được nâng cấp với sắc đỏ hồng hoa anh đào cũng như các🌱h sắp xếp hàng hóa mới để trải nghiệm thị giác tốt hơn.
Bà Tracy Vũ, Giá𓄧m đốc chiến lược hệ sinh thái về thương hiệu BrandMarCom DigiMind Group, cho rằng sức hút của bán lẻ hàng Nhật tại Việt Nam không chỉ ở chất lượng sản phẩm mà còn là văn hóa và giá trị tinh thần của người Nhật. "Doanh nghﷺiệp đã và đang khai thác yếu tố này để xây dựng thương hiệu có sức sống riêng trong lòng người tiêu dùng", bà đánh giá.
Viễn Thông