Theo Guardian, tuy được công🧸 nhận là người thay đổi diện mạo thủ đô Paris, nhưng 125 năm sau khi qua đời, di sản của Haussmann để lại vẫn còn gây nhiều tranh cãi rằng liệu đó có đúng là một thiết kế tổng thể bậc thầy hay chỉ là sản phẩm của một đế chế hoang tưởng tự cao tự đạ🔯i.
Đối với thế giới, Haussmann được xem là người có tình yêu sâu nặng với Paris khi dựng lên những đại l🌱ộ rộng thẳng tắp, hai bên là những toà ꦚnhà có mặt tiền ốp đá thanh nhã và những ban công sắt rèn cầu kỳ.
Nhưng đối với một số người, Haussmann là một kẻ kiêu ngạo phá hoại độc đoán, đang tâm xé nát trung tâm lịch sử thời Trung cổ của Paris bằng những con đường rải sỏi, làm mới nh♍ững đại lộ lớn xuyên thẳng qua khu ổ chuột cũ hòng giúp quân đội dễ dàng đàn áp các cuộc biểu tình nổi dậy của dân lao động.
Patrice de Moncan, nhà sử học chuyên ngh🅘iên cứu về Haussmann, bày tỏ sự phẫn nộ trước những chỉ trích ác ý nhắm vào người có tầm ảnh hưởng xuyên qua nhiều thế kỷ này.
"Mặc dù đó là chuyện nhảm nhí từ đầu đến cuối, nhưng♎ ở Pháp nhiều người vẫn có quan điểm rằng Haussmann là một con🌱 người nham hiểm, chỉ mong trục lợi cho bản thân bằng cách bòn rút tiền của hoàng đế", de Moncan nói.
Ông đang biên soạn lại tiểu sử của Haussm🌞ann, lu𓂃ôn thấy nhức nhối với những điều vu khống về người hùng thầm lặng này.
"Một số người nói Haussmann là người khắc khổ, nhưng tôi phát hiện ra rằng ông ấy vốn là người thích tiệc tùng mà hơn thế còn hay tự tổ chức tiệc tùng đì🌳nh đám. Ông cũng có tình nhân, ngôi sao opera Francine Cellier, họ đã có một đứa♏ con, nhưng không giống như những người khác tại thời điểm đó, ông công nhận con, chu cấp đầy đủ và chịu trách nhiệm giáo dục con gái nên người".
Năm 1848, khi Louis-Napoléon Bonaparte lên nắm quyền, Haussmann trở thành một côn🔯g chức đầy tham vọng, và được lên hàng ngũ lãnh đạo của Đệ nhị đế chế.
Dưới mắt Bonaparte, Paris lúc ấy thật thảm hại, là một thành phố đông đúc bẩn thỉu, lan tràn dịch bệnh. Con số thống kê cho thấy, dân số Paris bùng phát từ 759.000 người vào năm 1831 lên hơn một triệu người vào năm 1846, cho dù thường xuyên xuất hiện dịch tả và thương hàn giết chết hàng chục nghìn ♊người.
Sau khi trở thành Hoàng đế Napoléon III, Bonaparte muốn thay đổi tꩵriệt để hiện trạng của thành phố, ông tuyên bố rằng Paris cần có ánh sáng, không khí, nước sạch và vệ sinh môi trường tốt.
Nam💙 tước Haussmann xuất thân từ gia đình tư sản theo đạo Tin lành, có truyền thống tham gia quâ🧸n đội, thân hình cao lớn (1m9), trí tuệ xuất sắc.
Bộ trưởng Nội vụ Pháp, Victor de Persigny, đã đề cử Haussmann làm ứng cử viên lý tưởng cho chức vụ tỉnh trưởng tỉnh Sei🦩ne - tỉnh cũ bao gồm cả thành phố Paris - và tổng công trình sư của kế hoạch tái thiết thành phố theo mong muốn của Napoléon III.
"Anh ấy là một trong những con người kiệt xuất nhất thời đại; cao lớn, mạnh mẽ, tràn đầy n♕ăng lượng và đồng thời rất thông minh, tinh quái", De Persigny viết tꦿrong thư gửi hoàng đế.
Chỉ một tuần sau khi được bổ nhiệm vào mùa hè năm 1853, Haussmann được triệu tập đến nơi ở chính thức của hoàng đế tại Palais des Tuileries, nơi Napoléon III vạch ra quy hoạch của Paris, thể hiện trên tấm bản đồ của thành phố bằng ba đường thẳng vuông góc: một đường chạy từ hướng bắc sang hướng nam, hai đường chạy từ đông sang tây nằm bên tả ngạn và hữu ngạn sông Seine, xẻ khu trung tâm Paris đầy các di tích 🍰lịch sử từ thời Trung cổ, đồng thời là nơi dân cư tập ⛦trung đông nhất.
"Đâ⭕y là những gì tôi muốn," Napoléon III nói với Haussmann.
Tuệ Lâm