Từ đầu tháng 7, người Pháp phả𝓰i xuất trình thẻ chứng nhận rằng đã được tiêm chủng, xét nghiệm âm tính với Covid-19 hoặc đã được điều trị khỏi để được quyền tới các đ🧜ịa điểm công cộng như viện bảo tàng, rạp chiếu phim, nhà hàng, bệnh viện, ga tàu điện ngầm...
Việc tiêm chủng không bắt buộc ở Pháp nhưng được khuyến khích và hoàn toàn miễn phí. Theo khảo sát của Chính ꦜphủ, đa số người dân ủng việc tiêm vaccine, nhưng có một số lại dùng cách khác.
Đầu tháng 8, cảnh sát Paris nhận hơn 30 đơn khiếu nại về tình trạng quảng cáo và mua bán các thẻ tiêm chủng giả trênꦅ mạng xã hội. Qua điều tra, họ nhận ra các tài khoản mạng xã hội Snapchat và Facecebook đang công khai quảng cáo các thẻ vaccine giả có giá lên tới hơn 470 USD.
Tất cả những gì người mua cần làm là gõ từ kho♉á tìm kiếm "thẻ sức khoẻ giả" trên các mạng xã hội, sau đó gửi một tin nhắn, thậm chí chỉ một dấu "." dưới phần quảng cáo. "Nhà cung cấp" thẻ vaccine giả sẽ lo phần việc còn lại. Người mua đưa thông tin cá nhân cơ bản và thường nhận được "hàng" ngay trong ngày.
Việc thanh toán được thực hiện thông qua ứng dụng thanh toán di động hoặc phiếu thanh toán trả tr😼ước để không thể truy xuất người nhận.
Cảnh sát nhận định, có sự đồ🎐ng loã của nhóm nhân viên y t🧸ế trong hoạt động này. Song cũng có khả năng, các y bác sĩ đã bị kẻ gian hack tài khoản trên hệ thống y tế quốc gia và giả mạo danh tính để cấp thẻ tiêm chủng giả. Tuần trước, một bác sĩ ở Tây Nam nước này đã đệ đơn khiếu nại sau khi phát hiện hồ sơ của mình trên trang web bảo hiểm y tế đã bị sử dụng để làm 55 thẻ tiêm chủng Covid-19 giả.
Một thanh niên 28 tuổi giấu tên tiết lộ đã mua được thẻ sức khỏe giả với giá 350 euro. Tại Pháp, những kẻ làm và bán thẻ tiêm chủng Covid-19 giả có thể phải đối mặt với án tù lên đến 5 năm và tiền phạt 1෴75.000 USD, người mua và sử dụng có thể lĩnh 3 năm tù.
Nạn lừa đảo bán mã QR giả mạo chứng nhận đã tiêm chủng đang có xu hướng gia t𝓰ăng ở💮 Pháp thời gian qua. Đầu tháng 8, một nữ nhân viên y tế làm việc tại trung tâm tiêm chủng bị phạt một năm tù vì tạo và bán 200 mã QR giả kiểu này.
Hải Thư (Theo RFI, France24)