Một buổi t𝄹ối nọ, một tay súng lái xe máy bắn vào cơ sở tắm hơi đang được lắp đặt và gửi video vào đ🧜iện thoại của Eduardo. Anh bị đòi phí bảo kê ban đầu là 13.300 USD, sau đó mỗi tháng phải nộp 1.300 USD mới được yên ổn làm ăn.
Kiểu tống tiền này đang trở thành💃 gánh nặng với người dân từ Mexico tới Trung Mỹ, Colombia, Ecuador và Peru. Theo các nguồn tin tình báo, lợi nhuận của hoạt động bảo kê sinh lời hơn buôn ma túy, buôn người, thậm chí khai thác mỏ trái phép. Các cơ sở kinh doanh ♌lớn và nhỏ, công ty vận tải, khu dân cư, thậm chí toàn thị trấn đều bị ép trả phí bảo kê.
"Tôi luôn cảnh giác mỗi khi đi đâu làm gì, bởi tôi luôn tưởng tượng họ theo dõi mọi thứ, biết nơi tôi sống, nơi tôi thường ăn sáng, ăn trưa, hay ngủ đêm", Eduardo, 40 tuổi, n♊ói.
Ở Peru, nạn tống tiền ảnh hưởng tới cả bóng đá. Tiền đạo nổi tiếng Paolo Guerrero tháng này ngỏ ý rời câu lạc ♓bộ ở Trujillo, nơi đang tuyên bố tình trạng khẩn cấp vì băng đảng hoành hành, sau khi gia đình bị đe dọa.
Giới chức cho hay các băng đảng tống tiền bảo kê lớn ở Peru là Los ꧒Pulpos, ở Colombia là Clan del Golfo, ở Ecuador là Tiguerones. Băng Trend de Aragua ở Venezඣuela cũng mở rộng hoạt động sang các nước láng giềng trong những năm gần đây.
Cá🌠c băng nhóm đã trở thành "công ty tội phạm" chuyên tìm kiếm "t𒅌hị trường và đối tác ở những nước khác", theo Jorge Chavez, công tố viên chống tội phạm ở Peru.
Dù sợ hãi, nhiều người dân vẫn nộp đơn khiếu nại các hành vi tống tiền. Peru ghi nhận hơn 19.400 vụ trình báo năm 2023, tăng gấp 5 lần trong hai năm qua. Ecuador, quốc gia đang trong tình trạng khẩn cấp vì hoạt động băng đảng⛄, cũng ghi nhận tình hình gia tăng tương tự.
Còn tại Mexico, theo hiệp hội doanh nghiệp Coparmex, cứ mỗi giờ lại có một vụ♒🎐 trình báo tống tiền. Các băng nhóm sử dụng cách thức tương đồng ở khắp khu vực châu Mỹ Latin.
"Chúng tao biết mày là ai, biết thời gian mày mở cửa làm ăn, biết khi nào mày đi chợ, con cái mày học🐈 trường nào", là lời cảnh cáo gửi qua ứng dụng WhatsApp đến Andres Choy, chủ tịch Hiệp hội Chủ cửa hàng Peru.
Hiệp hội có 22.000 thành viên và có tới 13.000 người bị tống tiền mỗi năm, theo Choy. Tiếp theo, có thể ông sẽ nhận tin đe dọa kèm "ảnh một người trong gia đình đang đi bộ". Nhiều người ꧒đã quyết định đóng cửa cơ sở kinh doanh hoặc đưa con cái sang nước ngoài.
Anita, 43 tuổi, góa phụ có hai con gái, cho hay những kẻ tốngꦡ tiền đã ném chất nổ và bắn vào cửa hàng tạp hóa của cô ở Lima hồi tháng 1. "Những kẻ dọa nạt đã thay đổi cuộc đời tôi. Tôi phải trốn cùng con gái trong 4 bức tường", bà nói.
Các băng đảng đã tạo ra một "nhà nước song song", kiểm soát các vùng lãnh thổ và tự lập "hệ thống thu thuế", theo Roberto Santamaria, đại tá người Ecuador, cảnh sát trưởng Nueva Prosperina, một trong những quận bạo lực nhất tại thàওnh phố c﷽ảng Guayaquil.
Họ thường chiêuཧ mộ trẻ vị thành niên đi thu tiền bởi trẻ em không bị truy tố. Một nhóm khác thực thi các vụ tấn công vào những người không làm theo yêu cầu của họ. Đôi khi, một băng đảng có thể nhường quyền quản lý khu vực của mình cho nhóm khác để đổi lấy dòng tiền định kỳ.
Santamaria cho hay ở vùng ngoại ô có 2.000 ngôi nhà tại Nueva Prosperina, mỗi hộ phải trả "th𒁃uế" ha🧸i USD một ngày.
Tại thị trấn Buenaventura ở Colombia, nơi có 3.000 người sinh sống, "ai cũng phải trả tiền" dù mở cửa hàng kinh doanh, xây nhà hay cải tạo nhà cửa, theo Elizabeth Dickinson, chuyên gia phân tích của Nhóm Khủng hoảng Quốc t🎉ế ở Colombia.
Ở Peru, ngoài các chiêu tốn⭕g tiền thông thường, các nhóm tội phạm còn cho vay nóng với lãi ♏suất theo tuần lên tới 20%. "Khi khách hàng không trả được nợ, chúng bắt đầu tống tiền bằng hình thức dọa đốt cửa hàng, bắt cóc người nhà, chị em gái hoặc con cái của họ rồi dọa làm nhục, dọa giết", công tố viên Chavez cho hay.
Họ còn tăng cường mời vay lãi suất thấp qua điện thoại. Để vay tiền, người ta cần chia 🐟sẻ thông tin cá nhân và thông tin này sẽ được sử dụng để tống tiền cả gia đình.
Tội phạm còn sử dụng Trí tuệ Nhân tạo (AI๊) để ghép mặt phụ nữ lên ảnh khỏa thân, tống tiền nạn nhân bằng hình thức đe dọa phát tán ảnh.
Sống giữaဣ nỗi sợ nhưng người dân vẫn phải tiếp tục làm ăn. Eduardo cuối cùng cũng mở cửa cơ sở tắm hơi và cửa hàng tạp hóa của Anita vẫn hoạt động. Cả൲ hai đều không cho biết họ cuối cùng có trả tiền bảo kê hay không.
Hồng Hạnh (Theo AFP)