Tàu ngầm Iran phóng thử ngư lôi thông minh
Báo cáo đánh giá 🍒tiềm lực hải quân Iran của Phòng Tình báo Hải quân Mỹ (ONI) công bố hôm 1/3 cảnh báo Iran sẽ cho ra đời tàu ngầm tấn công diesel - điện lớp Besat có thể phóng tên lửa hành trình diệt hạm (ASCM) đủ sức đánh chìm nhanh chóng các biên đội tàu chiến Mỹ ở eo biển Hormuz, theo USNI.
"Tàu ngầm lớp Besa🦋t nhiều 💖khả năng sẽ được trang bị 6 ống phóng dùng để khai hỏa ngư lôi và thủy lôi, cũng như các tên lửa chống hạm phóng từ tàu ngầm", báo cáo của ONI cho biết. Dù không đề cập đến hệ thống tên lửa cụ thể, ONI khẳng định hệ thống này nhiều khả năng sẽ được biên chế cho hải quân Iran trong vòng 6 năm tới.
Lực lượng hải quân Iran được chia thành Hải quân Cộng hòa Iran (IRIN) chịu trách nhiệm tác chiến xa bờ và Hải quân Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGCN) phụ trách phòng thủ b🐭ờ biển và vịnh Ba Tư. Cả hai lực lượng đều hoạt động ở eo biển Hormuz và coi hải quân Mỹ là đối thủ tiềm tàng
Viꦇệc phát triển tên lửa hành trình diệt hạm phóng từ tàu ngầm sẽ giúp IRIN tấn công tàu chiến Mỹ mà không bị phát hiện, thay vì phải sử dụng xuồng vũ trang 💫cao tốc của IRCGN, vốn có hỏa lực quá yếu và dễ bị tiêu diệt.
Xuồng cao tốc Iran áp sát tàu khu trục Mỹ ở eo biển Hormuz
Theo chuyên gia phân tích hải quân Chris Carson, tàu ngầm lớp Besat cꦉó nhiều đặc điểm giống với biến thể tàu ngầm tấn công Type-209 dành cho xuất khẩu của Đức. Loại tàu ngầm này có thể được cải tiến để phóng tên lửa UGM-84 Harpoon do Mỹ chế tạo.
Tuy nhiên, Iran phải đối mặt với nhiều thách thức công nghệ, do Besat lớn gấp đôi tàu ngầm ven biển lớp Fateh, cộng thêm khó khăn trong việc tích hợp tên lửa phóng từ꧋ tàu ngầm. Carson cho rằng Iran có thể đã phóng đại về khả năng này.
Ngoài việc phát triển ASCM, báo cáo cũng cho thấy Iran đang tìm cách thiết lập ♊mạng lưới tên lửa hành trình diệt hạm phóng từ mặt đất để đe dọa các tàu chiến hoạt động trong vịnh Ba T🎉ư.
"Vùng nước hẹp ở eo biển Hormuz cũng như bờ biển dài hàng nghìn km cung cấp hàng loạt vị trí t𝔉ối ưu để ꧙thiết lập mạng lưới tên lửa hành trình bảo vệ bờ biển. Iran đã đổ nhiều tiền vào việc mua sắm, nghiên cứu và sản xuất nhiều hệ thống tên lửa diệt hạm trong những năm qua", ONI cho biết.
Iran đã phát triển dòng tên lửa dựa trên mẫu C-802 của Trung Quốc, có tầm bắn gần 300 km, đủ sức bao phủ toàn bộ vịnh Ba Tư. Ngoài ra, nước ♏này cũng nghiên cứu mua sắm tên lửa hành trình siêu thanh P800 Yakhont của Nga, phục vụ chiến lược c♌hống các lực lượng nước ngoài hoạt động trong khu vực của Iran.
"Các chỉ huy IRGCN tuyên bố trong trường hợp nổ ra xung đột, họ sẽ tấn công chớp nhoáng, tiêu diệt các tàu chiến của đối phương ở vịnh Ba Tư và eo biển Hormuz. Họ tin rằng việc đánh chìm một số chiến hạm đối phương trong giai đo🐲ạn đầu cuộc xung đột sẽ bẻ gẫy ý chí chính trị muốn tiếp tục chiến dịch quân sự chống Iran", báo cá🧸o của ONI kết luận.
Duy Sơn