Tại hội nghị tham vấn của CIEM đ🔴ầu tháng 11, các chuyên gia và nhà ꧅quản lý đã tập trung vào câu hỏi chính: Việt Nam sẽ phục hồi trong ngắn hạn thế nào. Đồng thời, làm gì để chuyển đổi nền kinh tế theo con đường tăng trưởng xanh bền vững dựa trên khả năng chống chịu trong bối cảnh dễ bị tổn thương, tính phức tạp và mơ hồ cao hơn.
Sau những xáo trộn, nền kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục trong tháng 10. Tôi đồng tình với đa số diễn giả trong hội nghị về dự báo GDP giữ được tốc độ tăng trưởng dương, vào khoảng 2% - 2,5% trong năm 20🎃21. Dù đó là mức thấp nhất từ hơn 10 năm qua, nhưng vẫn là dấu hiệu tích cực khi nhiều nền kinh tế đã tăng trưởng âm trong đại dịch. Nông nghiệp, may thay, vẫn là trụ đỡ đáng tin cậy của nền kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực và đóng góp đáng kể vào xuất khẩu.
Tôi cho rằng, quá trình phục hồi kinh tế tới đây có thể diễn ra theo nhịp độ khác nhau, thể hiện qua mô hình đồ th🎶ị tăng trưởng GDP theo hình các chữ V, U, W hay L.
Hồi phục kinh tế theo hình chữ V là lý tưởng nhất. GDP bị giảm sút trong đại dịch được phục hồi ngay với tốc độ nhanh, nền kinh tế 🃏chạm đáy rồi đi lên được ngay. Kết quả này đòi 🎉hỏi phải kiểm soát tốt dịch bệnh, khôi phục đội ngũ lao động, kết nối được chuỗi giá trị bị đứt gãy, chuyển dịch sớm sang cơ cấu kinh tế tối ưu.
Hồi phục hình chữ U có nghĩa nền kinh tế phải tiếp tục vật lộn dướiꦑ đáy, có thể tăng trưởng thấp một thời gian nhất định rồi mới có thể tăng tốc trở lại tùy khả năng kháng thương của nó.
Hồi phục theo hình chữ W là quá trình vất vả, gượng dậy trong thời gian nhất định rồi lại giảm sút để rồi lại hồi phục. Quá trình này đanꦛg diễn ra ở một số nước khi virus lây lan nhanh hơn, sau một thời gian mở cửa lại phải nâng cấp các biện pháp cách ly và phòng ngừa khiến kinh tế trồi sụt. Ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, dịch bệnh đang bùng phát, rất có thể mô hình này sẽ xuất hiện.
Quá trình hồi phục theo hình chữ L là tệ hại nhất. Việt Nam cần hết sức tránh vì GDP giảm sút sâu rồi tiếp tục bò ngang dưới đáy, không 𝐆tăng trưởng được trong một thời gian đáng kể. Nó đòi hỏi những biện pháp can thiệp rất mạnh để thoát khỏi trì trệ. Thực chất, mô hình chữ L là không hồi phục, sẽ mang lại nhiều hệ lụy nặng nề về kinh tế, xã hội.
Quan sát ở nhiều nước thời gian qua, tôi thấy có sự pha trộn nhất định giữa các mô hình hồi phục, thường là theo chữ U hay W, ít khi thấy được quá trình hồi phục thần kỳ theo chữ V như trong lý thuyết. Mô hình chữ ꦯU có lẽ phù h💛ợp với Việt Nam lúc này hơn cả.
Chúng ta phải làm gì?
Tương tự như khi chữa cho bệnh nhân ốm nặng💮, cơ thể suy nhược cần liều thuốc để khôi phục sức đề k𒈔háng. Tác giả Huỳnh Thế Du đã tổng hợp và so sánh các gói cứu trợ của các nước.
Việt Nam hiện mới thực chi cho các gói cứu trợ được khoảng 1% GDP. Trong khi đó, Trung Quốc đã chi 4,7%, Phillipines 5,7%, Indonesia 7,9%, Thái Lan 10%, Malaysia 16,3%, Anh 17,8%, Australia 19%, Pháp 23%, Mỹ 26%, Đức đã chi hơn 39% GDP cho các gói cứu trợ và Nhật Bảnꦍ cao nhất thế giới với 56,1%.
Rõ ràng, nền kinh tế cần một gói cứu trợ đủ lớn để hồi phục. Tôi cũng như nhiều chuyên gia ủng hộ một gói kích thích khoảng 800.000 tỷ đồng, tức tương đương khoảng 9%-10% GDP để giúp đỡ người lao động, t♚rợ giúp doanh nghiệp và thúc đẩy đầu tư công.
Về cơ cấu nền kinh tế xét trên phương diện quan hệ sở hữu, tổng sản phẩm quốc nội của Việt Naജm hiện gồm khoảng 27% từ kinh💦 tế nhà nước, 4% từ kinh tế tập thể, 30% từ kinh tế hộ, 10% từ kinh tế tư nhân trong nước và 20% từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Việc trợ giúp phải bao gồm cả khu vực kinh tế tư nhân và các hộ gia đình.
Nhưng theo tôi, điều quan trọng là giải ngân kịp thời, công khai minh bạch, chịu trách nhiệm giải trình dưới sự giám sát của các tổ chức có chuyên môn nghiệp vụ để tránh lạm dụng bởi lợi ích nhóm dẫn đến h🅰ỗ trợ nhầm.
Cải cách thể chế là một trọng tâm cải cách của Đảng và Nhà nước, song vẫn có những trục trặc khiến kết quả chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển. Tôi hoan nghênh một sốꦺ đại biểu Quốc hội đã nêu trực tiếp tình trạng "sáng đúng chiều sai, ngày mai lại đúng, anh em lúng túng chẳng biết đúng, sai" c𝄹ủa nhiều địa phương. Việc thực hiện giãn cách xã hội, kiểm soát dịch bệnh, phương châm biến mỗi xã, phường thành một pháo đài chống dịch đã bị hiểu lầm và biến tướng thành "12 sứ quân". Mỗi địa phương đòi hỏi những giấy phép con khác nhau "ngăn sông cấm chợ", làm tăng chi phí vận tải, thời gian và tiền bạc của dân chúng. Các trục trặc này không thể lặp lại.
Mặt khác, đại dịch đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi san💜g kinh tế số, "qua mạng" đã trở thành từ khóa quen thuộc với mọi người. Chỉ ba năm trước, những từ như chính phủ điện tử, học qua mạng, shipper, đặt hàng, giao hàng... vẫn còn mới lạ. Công nghệ thông tin đã thâm nhập vào từng gia đình, từng cá nhân già hay trẻ, gồm cả thế hệ U 80 chúng tôi. Điều này có nghĩa chiến lược phát triển kinh tế quốc gia quý tư và 2022 phải đặt trong bối c♐ảnh xã hội số hóa và thế hệ công dân điện tử (e.citizen) đã hình thành.
Và còn rất nhiều việc khác cũng có thể số hóa, giảm bớt nhọc nhằn cho người dân. Ví dụ, giấy phép con được cắt giảm nhiều những năm 2000, song sau đó, chúng lại mọc ra dưới nhiều hình thức tinh vi hơn và hiện đã lên đến 5.000 giấy phép🌼 các loại. Vận dụng công nghệ thông tin, kinh tế số và chính phủ điện tử, cơ quan chức năng hoàn toàn có thể công khai các quy trình hướng dẫn doanh nghiệp và người dân thay cho các giấy phép, như công khai cụ thể đề nghị của doanh nghiệp A đang được chuyên viên B xử lý, dự kiến ngày nào trả lời.
Bà Đại sứ Thụy Điển, người bạn tốt của Việt Nam, mới đây rất hào hứng kể với chúng tôi kỷ niệm họp với Chính phủ, đố💃i thoại với các quan chức và vui mừng về sự năng động đã trở lại với Việt Nam. Tôi cũng thấy đã xuất hiện những sáng kiến như sản xuất đi cùng chăm sóc y tế, có doanh nghiệp chịu lỗ để nâng tiền lương, thêm phúc lợi thu hút lao động trở lại, nhiều công ty số hóa thành công... Không ít doanh nghiệp dệt may, da giày đã ký được hợp đồng đến hết năm 2021 và sang 2022. Sản xuất được, chúng ta sẽ khôi phục được chuỗi giá trị.
Tái cơ cấu kinh tế mới là một vế, như tôi đã nói nhiều lần, vế quan trọng bao trùm vẫn là đẩy mạnh cải cách chính sách và thể chế, tạo ra động lực cho từng công chức và doanh nghiệp🌌. Có thế, chúng ta mới có thể biến đau thương thành sức mạnh.
Lê Đăng Doanh